ĐÁNH GIÓ PHƯƠNG PHÁP TRỊ BỆNH TỪ CỔ XƯA
Dân gian có rất nhiều kinh nghiệm phòng và điều trị bệnh hiệu quả, theo thời gian nó vẫn phát huy được tác dụng tuyệt vời. Trong các phương pháp trị bệnh tại nhà có 1 phương pháp đến nay vẫn được áp dụng rộng rãi chính là đánh gió. Vậy đánh gió có thực sự hiệu quả không? Và cách đánh gió như thế nào cho đúng?
1. Tìm hiểu về phương pháp đánh gió
Đánh gió hay nhiều người còn gọi là cạo gió, đánh cảm là một phương pháp chữa bệnh rất lâu đời, cách làm cũng rất đa dạng tùy theo thói quen phong tục ở từng nơi.
Theo quan niệm của đông y cạo gió, đánh gió được sử dụng trong các trường hợp bị trúng gió, là do cơ thể nhiễm phải một loại “gió độc” nào đó, khiến người mệt mỏi, xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, sốt, buồn nôn, chân tay rã rời… Khi sử dụng phương pháp cạo gió, đánh gió sẽ giúp tiêu tán gió độc ra khỏi cơ thể.
Cách đánh gió khá đa dạng, có thể sử dụng nhiều vật khác nhau thường là vật có cạnh tròn như thìa nhôm, đồng tiền kim loại, miệng chén, nhẫn bạc… tác động lên các vị trí khác nhau.
Đây là một phương pháp dân gian hiệu quả, rẻ tiền, an toàn và rất dễ làm nên được nhân dân sử dụng thường xuyên.
2. Cách đánh gió, cạo gió đúng và hiệu quả
Để đảm bảo phát huy tác dụng của phương pháp đánh gió thì cần đảm bảo một số yếu tố sau:
- Dùng đúng trường hợp
Đánh gió có hiệu quả trong bệnh cảm mạo, đau nhức đầu, đau mình mẩy, hoa mắt chóng mặt
- Đánh gió đúng vị trí
Thông thường là dọc hai bên cổ gáy, từ cổ dọc xuống đến vai, kín hết diện vai, dọc hai bên cột sống rồi tỏa ra hai bên mạng sườn, kín hết diện lưng. Nếu người bệnh ho, ngứa cổ họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực. Nếu bụng lạnh, đau cạo thêm vùng bụng, nếu nhức dọc chi trên thì cạo thêm cánh tay và cẳng tay.
- Đánh gió đúng kỹ thuật
Chọn nơi kín gió, người bệnh nằm ngay ngắn, tĩnh tâm, toàn thân thư giãn. Sát khuẩn dụng cụ cạo gió, thoa dầu gió lên vùng cần cạo rồi dùng lực vừa phải miết đều theo hướng một chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài sao cho người bệnh cảm thấy nóng ấm, dễ chịu là được. Ở vùng lưng có thể dùng lực mạnh hơn một chút. Lần lượt cạo từ vùng này sang vùng khác. Thông thường, mỗi vùng cạo từ 3 - 5 phút là da ửng đỏ. Sau khi cạo, cho người bệnh uống một cốc sữa hoặc một cốc trà gừng nóng hoặc ăn một bát cháo giải cảm có hành tươi và tía tô rồi đắp chăn nằm nghỉ.
- Một số lưu ý khi đánh gió
Đánh gió nếu sử dụng đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích, nhưng nếu lạm dụng và dùng sai cách sẽ khiến “lợn lành thành lợn què”. Chính vì vậy không nên đánh gió quá lâu, không dùng lực quá mạnh, không gây các vết xước và xuất huyết cho bệnh nhân. Cần lựa chọn dụng cụ cạo gió, đánh gió trơn nhẵn.
Ngoài ra nên để bệnh nhân nằm nghỉ ngơi sau khi cạo gió, ăn bát cháo hành tía tô nóng để tăng thêm tác dụng giải cảm.
Một lưu ý nữa là những bệnh nhân, đối tượng đặc biệt không nên dùng phương pháp này là người cao huyết áp, tiểu cầu giảm, rối loạn đông máu, bệnh da liễu, bệnh tim mạch, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ…
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
số 5-7 Khu tập thể Thủy sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0943986986 - 0937638282