DƯỠNG SINH VÀ ĐẬU ĐEN “BẠN TỐT” CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
Bài đăng báo Người cao tuổi số 148 ngày 15/9/2017
Tiến sĩ - Lương y Phùng Tuấn Giang (Truyền nhân đời thứ 16 của Thọ Xuân Đường - Nhà thuốc gia truyền lâu đời nhất Việt Nam) trả lời chuyên mục Nam Y với người Việt.
Ông Phạm Duy Cương, 60 tuổi (huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) hỏi: Phương pháp tập luyện nào phù hợp với người cao tuổi?
Trả lời: Khi âm dương trong cơ thể mất cân bằng thi bệnh tật phát sinh. Để có sức khỏe tốt phải cân bằng âm dương. Khí công dưỡng sinh giúp điều tiết âm dương thông qua điều tiết khí huyết, kinh lạc, tạng phủ. Ông có thể chọn lựa các hoạt động luyện tập sau:
- Đi bộ, vẩy tay, đạp xe, thái cực quyển, yoga... rất phù hợp với khả năng và sức khỏe của người cao tuổi. Có thể tự luyện tập, hoặc tham gia vào các câu lạc bộ để có động lực tập luyện và trao đổi kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe.
- Mỗi ngày dành 20 - 30 phút để ngồi thiển với tâm thư giãn, hư vô. Tập thở cũng là pháp dưỡng sinh mang đến nhiều lợi ích, biến năng lượng tự nhiên thành năng lượng sinh học để chống lại bệnh tật, tập hít sâu, thở ra từ từ. Mỗi ngày tập thở 20 - 30 phút.
- Làm những công việc nhẹ nhàng như quét nhà, lau chùi đồ đạc, tưới cây, nấu ăn, chăm sóc thú nuôi... cũng là một cách hoạt động thể lực, giúp tinh thần thư giãn.
Bà Nguyễn Kim Lan 53 tuổi (Hảỉ Dương) hỏi: Tôi nghe nói ăn đậu đen bổ thận, tôi muốn hiểu rõ hơn về điều này?
Trả lời: Theo dong y, Đậu đen có vị ngọt (cam), tính lạnh (hàn), sắc đen, thuộc Thủy. Đậu có ngũ sắc, ứng với ngũ tạng.
Đậu đen là cốc thực của thận, nên có tác dụng bổ Thận, sáng mắt, lợi thủy hạ khí, tán nhiệt khư phong.
Đậu đen trị phù thũng, giảm đau, trị thũng độc, mụn nhọt. Đặc biệt, đậu đen có tác dụng giải bách dược độc (giải trăm thứ dược độc).
Ngoài ra, đậu đen còn có tác dụng hoạt huyết, dùng cho phụ nữ sau khi sinh bị trúng gió nặng và phụ nữ mang thai đau lưng do phong tà (lấy đậu đen sao nóng, rót rượu vào, uống nước rượu đó) hoặc phụ nữ sau khi sinh bị ra huyết hôi, có thể đun đậu đen đến khi hết khói, ngâm với rượu uống.
Đậu đen có thể uống cùng nước muối hoặc nấu cùng nước muối. Vị mặn thuộc thủy, quy vào thận, làm tăng tác dụng bổ thận của đậu đen.
Tuy nhiên, lưu ý: Đậu đen úy (sợ) các loại sâm, long đởm thảo, thịt lợn và kị hậu phác, do đó không nên sử dụng cùng sẽ bị động khí.
Người cao tuổi nên uống 1 - 2 ly nước đậu đen mỗi ngày, bồi bô công năng tạng phủ giảm sút đặc biệt là thận.
Bà Lê Thị Thúy 55 tuổi (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) hỏi: Tôi bị tăng huyết áp độ 2, hay đau đầu, hoa mắt, ù tai, bốc hỏa... uống Amlor 5mg mỗi sáng, huyết áp giảm còn 130/80mmHg, nhưng các triệu chứng vân còn. Tôi muốn dùng thuốc nam để điều trị, xin tư vấn.
Trả lời: Theo y học cổ truyền, những triệu chứng của bà là biểu hiện của tăng huyết áp thê can thận âm hư, can dương vượng. Bà có thê dùng các bài thuốc như "Lục vị quy thược" hoặc "Lục vị kỉ cúc" làm viên hoàn hoặc sắc thành thang.
Ngoài ra, có thể dùng các vị thuốc nam như: Hà thủ ô, miết giáp, táo nhân, mã đề, kê huyết đằng, đỗ đen, lạc tiên, cúc hoa; sắc uống ngày một thang. Kết hợp thêm châm cứu. Nên ăn uống khoa học, giảm muối, đường, chât béo động vật; tăng cường rau củ quả tươi và tập dưỡng sinh, đi bộ 30 phút mỗi ngày đê kiểm soát huyết áp, tránh các biên chứng nguy hiểm.
Xem thêm: https://www.facebook.com/dongytxd