NÂNG CAO SỨC KHỎE PHÒNG TRÁNH BỆNH MÙA THU
Bài đăng báo Người cao tuổi số 152 ngày 22/9/2017

Trong tuần qua, chuyên mục nhận được các cậu hỏi của bạn đọc đề nghị được tư vấn về cách phòng bệnh trong tiết giao mùa. Tiên sĩ • Lương y Phùng Tuấn Giang (Truyền nhân đời thứ 16 của Thọ Xuân Đường, Nhà thuóc Gia truyền lâu đời nhất Việt Nạm trả lời chuyên mục) sẽ tư vấn, giải đáp giúp NCT có sức khỏe tốt nhất khi thời tiết vào Thu...
Phạm Thị Hà 66 tuổi (Thanh Xuân – Hà Nội): Xin cho biết cách nâng cao sức khỏe, phòng tránh bệnh tật vào mùa thu.
Tiến sĩ - Lương y Phùng Tuấn Giang:
- Mùa thu khí hậu không ổn định, sự biến đổi nhiệt độ giữa buổi sáng, trưa, tối cũng lớn. Cơ thể con người cũng giống như quy luật tự nhiên, mùa thu ứng với sự thu liễm (co lại, bó lại) cơ thể con người cũng bắt đầu bó lại, cơ biểu bó bên ngoài mà nhiệt tà (từ mùa hè) chưa kịp thoát, gây bức huyết vọng hành (xuất huyết do huyết nhiệt), dễ mắc bệnh hoặc tái phát các bệnh như sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, huyết áp, tim mạch, phổi. Vì vậy, mùa thu nên ăn đồ ngọt (vị ngọt tự nhiên), đắng, hạn chế muối ăn (<5g/ngày) và nên dùng các loại hương thảo dược trong phòng, hoạt động thể lực vừa phải, duy trì tinh thần ổn định, không nên quá hưng phấn, kích động.

- Chú ý tránh ngộ độc thức phẩm. Ví dụ như mật ong, tuy bổ dưỡng và có tác dụng chữa bệnh, nhưng nếu dùng mật ong lấy vào mua thu phải cẩn thận, vì có thể bị ngộ độc. Thời kỳ nở hoa của thực vật có độc lại thường vào mùa thu, nên dễ lẫn chất độc khi ong hút mật. Độc tố trong mật ong có là từ nhụy hoa, cho nên cẩn thận khi dùng mật ong vào mùa này.
Nguyễn Thị Tuyết 73 tuổi (Hai Bà Trưng- Hà Nội) hỏi: Tôi nghe nói tía tô có tác dụng chữa bệnh hen rất tốt, cho tôi biết thêm thông tin về vị thuốc này?
Tiến sĩ - Lương y Phùng Tuấn Giang:
- Những vị thuốc dong y từ cây tía tô như tử tô (hay còn gọi là tô diệp – lá tía tô), tô tử (hạt tía tô), tô ngạnh (cành tía tô). Theo y học cổ truyền rằng tía tô có vị cay, tính ấm, tác dụng ra mồ hôi, hạ khí, tiêu đờm; lá tía tô chữa cảm mạo, sốt, ho, hỗ trợ tiêu hóa; cành tía tô có tác dụng an thai; hạt tía tô chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, tê thấp. Liều dùng: Lá và hạt tía tô từ 6-12g/ngày, cành tía tô 12-20g/ngày. Có thể dùng kết hợp với các vị thuốc khác tùy theo thể bệnh. Lưu ý: Nếu như người bệnh đã ra mồ hôi nhiều, da khô nóng thì không dùng. Khi sắc thuốc có tía tô không sắc lâu quá 15 phút vì sẽ làm mất tinh dầu.
Lê Hà Trang 34 tuổi (Định Công – Hà Nội): Mẹ tôi 75 tuổi, bị loãng xương, tôi muốn tìm hiểu thêm cách sử dụng Vitamin D.
Tiến sĩ - Lương y Phùng Tuấn Giang:
- Vitamin D có tác dụng giúp xương chắc khỏe nhờ điều phối chuyển hóa calci, là yếu tố quan trọng trong điều trị loãng xương. Đối với bệnh nhân trên 70 tuổi, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dùng Vitamin D3 400 – 800 IU/ngày.
Bệnh nhân có thể bổ sung thêm Vitamin D thực phẩm như: Cá, sữa, cam, ngũ cốc thô…
- Ngoài Vitamin D, bệnh nhân cần bổ sung thực phẩm giàu calci (sữa, đậu, cua, tôm, cá nhỏ), giàu estrogen (đậu phụ, giá đậu), giàu chất khoáng (mùi tây, bắp cải, cà chua, dưa chuột…).
Nguồn: Báo Người Cao tuổi số ra ngày 22-9-2017