LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGĂN CHẶN BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA ĐẾN HẸN LẠI LÊN?
Bài đăng trên báo Người giữ lửa số 264 ngày 19/09/2018
Không phải bệnh nguy hiểm, song viêm da cơ địa lại là nỗi ám ảnh đối với nhiều người. Khi thời tiết thay đổi, trời trở lạnh cũng là lúc bệnh bùng phát các vết tấy đỏ, lở loét, gây ngứa ngáy khó chịu, nhất là về ban đêm.
“Con đi học luôn phải ngồi một mình một góc, không được chơi cùng bạn bè bởi cháu bị bệnh…”. Đó là tâm sự xót xa của chị Nguyễn Thị L. (Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) khi cậu con trai 8 tuổi mắc chứng viêm da cơ địa với những nốt mẩn ngứa khắp người, luôn trong tình trạng bật máu do con gãi. Hay như trường hợp cháu Nguyễn Đức H., con chị Trương Thị H. (ở thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) bị viêm da cơ đại từ khi 3 tháng tuổi. 5 năm sống chung với căn bệnh này, da của con trở nên sần sùi như da rắn, ai nhìn thấy cũng không dám đến gần. Còn anh Trần Hoài N., 28 tuổi (ở Bắc Ninh) thì kể: “Tôi bị ngứa cách đây 5 năm, bắt đầu từ vùng thắt lưng, sau đó lan sang vùng ngực và hai cánh tay. Trên da nổi những mụn nhỏ li ti như rôm nhưng khi dùng tay nặn thì chỉ thấy máu rỉ ra. Càng nặn, da càng sần sùi, đỏ tía như vỏ bưởi bị rám. Mùa đông tình trặng ngứa ngáy càng tệ hơn mùa hè. Sau đi khám, tôi mới biết là bị bệnh viêm da cơ địa”. Bà Hoàng thị N. 72 tuổi ở Nghệ An cũng từng phải khổ sở vì bệnh viêm da cơ địa và bệnh vẩy nến… Nói chung, trước hết biết đến Thọ Xuân Đường thì tất cả các bệnh nhân nói trên đều phải chung sống với nỗi khó chị mang tên viêm da cơ địa nhiều năm.
Viêm da cơ địa là bệnh thuộc cơ địa dị ứng, có thể khởi phát hoặc bị nặng bởi các tác nhân dị nguyên (khói, bụi, khí thải, hóa chất, virus, vi khuẩn…). Theo dong y, viêm da cơ địa thuộc bệnh về bản tạng, do huyết hư, phong táo gây nên. Còn Nam y, nghiên cứu quy luật môi trường và sinh học tự nhiên phát hiện bệnh này liên quan đến sự ô nhiễm nội môi (bên trong cơ thể) dẫn đến mất cân bằng các quá tình chuyển hóa. Hệ miễn dịch trong cơ thể bị suy giảm, cộng với tác động ô nhiễm của môi trường bên ngoài sinh bệnh.
Nam y điều trị bệnh viêm da cơ địa thông thường từ 2 đến 3 tháng dùng thuốc liên tục. Tuy nhiên, đây là căn bệnh khó chữa, nhiều trường hợp lại mắc lâu năm nên đòi hỏi cần phải có sự kiên trì. Phác đồ điều trị theo phương pháp Nam y như sau:
- Uống các vị thuốc Nam tác dụng hành khí, hoạt huyết, khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt. Ích cho tạng phủ, khí huyết và nâng cao chính khí, giúp người bệnh giải quyết được ngay những triệu chứng khó chịu.
- Dùng thuốc bôi bào chế từ tahor dược theo công thức gia truyền, nhằm nuôi dưỡng, phục hồi vùng da tổn thương.
- Trị liệu da bằng công nghệ hiện đại Therasis Thụy Sỹ không xâm lấn, không để lại sẹo trong trường hợp da bị tổn thương nặng.
- Tư vấn chế độ ăn khoa học, tránh các loại thực phẩm gây dị ứng, thực phẩm chế biến sẵn… Tăng cường các loại rau, củ, quả, hạt tự nhiên.
Tuy nhiên, thầy và thuốc chỉ mang lại 70% hiệu quả điều trị, còn lại phụ thuộc vào quyết tâm và ý thức phối hợp điều trị của người bệnh. Nếu người bệnh thực hiện tốt các khâu vệ sinh, sinh hoạt khoa học, tránh môi trường ô nhiễm, hướng suy nghĩ lạc quan, tránh căng thẳng, stress thì hiệu quả điều trị sẽ đạt cao hơn.
Trong dân gian, có nhiều loại thảo dược Đông y có thể trị viêm da cơ địa mà bệnh nhân có thể tham khảo:
- Lá trầu không: Tính sát khuẩn cao, trị các bệnh viêm nhiễm như đau dạ dày, trĩ, á sừng, vảy nến. Đặc biệt loại lá này chữa viêm da cơ địa cho trẻ em rất an toàn và hiệu quả. Lấy 3 – 5 lá, rửa sạch, giã nát, rồi đắp lên vùng da tổn thương, để yên như vậy trong 15 phút, rồi rửa sạch bằng nước ấm. Hoặc có thể nấu với lượng nước vừa đủ và cho thêm ít muối, đun sôi khoảng 15 phút thì pha với nước sạch để tắm. Còn phần bã lá trầu không thì vò nát và đắp nhẹ lên vùng da bị bệnh.
- Cây vòi voi: Trị các bệnh xương khớp và ngoài da rất tốt vì có tính sát trùng và kháng viêm cao. Dùng 100g cây vòi voi nấu với nước, để nguội rồi ngâm và rửa vùng da bị bệnh. Có thể giã nát lá vòi voi cùng ít muối, đắp lên vùng da bị bệnh.
- Lá khế: Điều trị các bệnh mề đay, viêm da cơ địa tính sát khuẩn, giải độc, ung nhọt, trị lành các vết thương trên da rất hiệu quả. Lấy nắm lá khế to, rửa sạch, ngâm với nước muối, sau đó đem nấu với nước. Dùng nước này để tắm, phần bã đắp lên da 15 phút…