Chữa viêm phế quản mãn tính
Bệnh này thường từ viêm phế quản cấp do không chữa kịp thời đã thành mãn tính, triệu chứng thường là ho, khạc đờm, có chút ít khó thở. Những người có tiền sử liên tục trong 2 năm, mỗi năm ho chừng 3 tháng, thì hãy loại trừ bệnh tâm phế mà xác định là bệnh viêm phế quản mãn. Sức đề kháng của cơ thể kém, dễ viêm nhiễm, dị ứng, dễ bị kích thích (do lạnh hoặc bụi bặm) làm tăng nguy cơ bệnh, dẫn tới sưng phế quản gây tắc nghẽn thở bệnh tim do phế sẽ xuất hiện..
Đông y coi bản chất của bệnh này có liên quan tới chức năng của các tạng phủ, nên việc chữa trị phải chú ý, điều chỉnh chức năng của tỳ và thận.
I. Những điều cần biết
- Ăn uống đúng giờ, thực phẩm ăn những thức thanh đạm dễ tiêu như các loại rau xanh, củ cải, đậu phụ.
- Ăn nhiều thực phẩm có tác dụng trị ho, thở, trừ đờm, ấm phổi, kiện tỳ như trứng gà, hồ đào, sơn trà, bưởi, bí ngô, khoai tây, hạt dẻ, bách hợp, rau cao…
- Không ăn những thực phẩm dễ kích thích như: thịt cá tươi sống, quá mặn, cay, dầu mỡ, khói, rượu… để tránh bệnh nặng thêm.
- Lựa chọn những bài thể dục thích hợp như khí công, thái cực quyền để cải thiện chức năng hệ thống hô hấp, tăng cường sức đề kháng chống lạnh và bệnh tật.
- Tích cực loại trừ những yếu tố gây viêm phế quản mãn như các loại dị ứng và kích thích… chủ động đề phòng các bệnh khác cho hô hấp.
- Không hút thuốc lá, nên uống trà đặc, lợi cho hô hấp và trừ đờm.
- Bệnh này chữa tốt nhất trong mùa hè.
II. Đông y chữa viêm phế quản mãn tính
1. Chữa bằng các bài thuốc Đông y
- Cỏ đỗ quyên, địa du, nhẫn đông đằng, mỗi thứ 30g, sắc uống, ngày 2 lần.
- Rễ bách bộ 250g, sấy khô nghiền thành bột, trộn với một ít mật ong, sau mỗi bữa cơm uống nửa thìa.
- Thương nhĩ tử 100g, sao vàng bằng nhỏ lửa, nghiền thành bột, trộn với ít mật ong, uống sáng và tối mỗi lần 5g.
- Ma hoàng 1,5g, lê 1 quả. Lê bỏ hạt nhé ma hoàng vào trong, trưng cách thủy ăn lê và uống nước, mỗi tối 1 lần, chữa cho ho khan kíp hơi và có ít đờm.
- Bổ cốt chỉ 10g, hạnh đào nhân 60g, sắc nước uống, ngày 2 lần, chữa ho lâu do thận hư.
2. Chữa theo cách ăn
- Gạo nếp 50g, bánh hợp 20g nấu thành cháo để ăn hoặc gạo nếp và thứ thực mỗi thứ 50g nấu cháo ăn.
- Gạo nếp 50g, bối mẫu 30g, lá sơn tra 30g, đường phèn 10g.
Trước hết bỏ hạt bối mẫu rồi cùng lá sơn tra nghiền thành bột, mỗi lần lấy 15g cùng đường phèn cho vào cháo trộn đều ăn.
- Cá trích sống 250g, bột trần bì 30g, đường đỏ 20g. Cá rửa sạch, trần bì và đường đỏ nhét vào bụng cá rồi đun cách thủy, ăn cá uống nước, ngày 1 lần, ăn trong 3 ngày.
3. Chữa bên ngoài
- Buộc huyệt: hồ tiêu trắng, đào nhân, hạnh nhân, giang mẽ, mỗi thứ 7 hạt, dành dành 6g nghiền thành bột, trộn đều với lòng trắng trứng, trước khi đi ngủ buộc vào lòng bàn chân, hoặc dùng 30g phèn trắng sống trộn với giấm, buộc vào lòng bàn chân.
- Xoa bóp: dùng ngón tay trỏ và giữa ấn vào huyệt đại trùy (nếu cúi đầu sờ sau gáy có đốt cổ lồi cao nhất) từ 1-2 phút, hoặc dùng 2 bàn tay áp vào huyệt đản trung (huyệt nằm trên giữa đường nối 2 đầu vú) day 1-2 phút.
- Xông trừ đờm đơn giản: có thể dùng cái âu hoặc chậu nhỏ cao thành, đổ nước đun sôi vào nửa âu, rồi để lỗ mũi và mồm sát mép âu, dùng khăn mặt lớn trùm lên đầu và âu nước, người bệnh vừa hít khí nóng và mồm thở tà khí ra (hoặc phì nước dãi độc ra khỏi mồm), mỗi lần chừng 20 phút và bảo đảm nước luôn nóng. Người ho còn ngứa hòng còn có thể cho ít cao bạc hà vào nước (có thể là dầu thanh lương hay bán hạ đều được).
4. Các phương pháp khác
- Rửa chất: tía tô 60g sắc lấy nước đặc, cho trứng gà vào luộc chín, trứng để ăn, nước dùng rửa chân, mỗi lần 1 giờ, chữa ho do phòng hàn.
- Tắm nắng: cố lộ hết toàn thân tắm nắng chừng 30 phút. Lúc đói hoặc mắc các bệnh khác phải cẩn thận.
- Mặc áo thuốc: Dùng mà hoàng, thái phụ sao, gừng khô, quế chi, tế tân, hạnh nhân, bạch tiền, tiền hồ mỗi thứ 15g, tía tô, từ thạch (nam châm), đông hoa, mỗi thứ 30g, hậu phác, trần bì, bán hạ, mỗi thứ 20g, tất cả nghiền nhỏ rồi rắc xát vào ruột áo bông rồi mặc áo đó.
- Xông khói: lấy bẹ hoa hướng dương phơi khô, nghiền thành bột, cuốn thành điếu thuốc, ngày hút một điếu.
- Trứng giấm: lấy 100ml mật ong, đánh vào 2 quả trứng, cho 15ml giấm và ít nước sạch, quấy đều rồi đun sôi, ăn làm 3 lần.
III. Những điều cần tránh
- Thuốc kháng sinh không thể chữa khỏi tận gốc, chỉ nên dùng khi mới phát bệnh cấp tính, cũng không nên dùng dài ngày vì có thể có phản ứng phụ hoặc nhờn thuốc.
- Người chữ lâu không khỏi, cần định kỳ đi khám đề phòng sưng phổi bị lao hoặc ung thư phổi…
- Trong thời kỳ phát bệnh hoặc có đờm, lưỡi có rêu, không nên uống các loại thuốc bổ, sâm, nhung… sẽ càng làm tức ngực, bệnh còn nặng thêm.
- Không nên hoạt động ngoài trời (nhất về mùa thu đông), sẽ làm thể chất giảm xuống, nếu yếu còn kiêng gió, nếu không bệnh càng nặng và kéo dài không khỏi.