Đông y chữa bệnh Thủy đậu
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do độc tố gây lên những dãy mụn nước, nó có tính truyền nhiễm mạnh, với trẻ nhỏ đều có thể bị bệnh. Trẻ từ nửa tuổi đến 4 tuổi dễ mắc bệnh nhất. Trên da xuất hiện rất nhanh những nốt mẩn rồi mọng nước, đặc trưng là các nốt phát triển theo hướng tâm. Hai mùa đông, xuân dễ thấy nhất và dễ thành dịch ở lứa tuổi nhi đồng, đa số là dạng bệnh nhẹ, chỉ thấy sốt nhẹ và vừa, có đứa chảy nước mũi, ho… Sau khi khỏi bệnh là được miễn dịch suốt đời.
I. Những điều cần biết
- Khi trẻ có dịch thủy đậu, không nên cho ra ngoài.
- Khi đã có bệnh hãy tuyệt đối cách ly, tăng cường chăm sóc, cho đến khi vết thủy đậu khô rồi mới thôi.
- Chú ý giữ ấm, bảo đảm không khí trong nhà khô sạch. Nên uống đủ nước.
- Chú ý sạch sẽ tránh làm vỡ nốt thủy đậu, không nên tắm để đề phòng viêm nhiễm phát triển.
- Ăn uống thanh đạm dễ tiêu hóa, kiêng ăn các thực phẩm cay, tanh và nguội lạnh.
- Nếu thủy đậu đã xâm nhập vào mắt thì phải đưa ngay đến bệnh viện khám chữa.
II. Đông y chữa bệnh thủy đậu
1. Chữa thủy đậu bằng các bài thuốc Đông y
- Ngân hoa 20g, cam thảo 3g sắc uống, ngày 2 lần.
- Hoàng linh, mộc thông mỗi thứ 3g sắc uống, ngày 2 lần.
- Lá dâu, ngân hoa, viên kiều hoa cúc mỗi thứ 6g, hạnh nhân, bạc hà, cát cánh, ngưu bàng tử, tử thảo, kinh giới mỗi thứ 5g, hoạt thạch, rễ cây lau, mỗi thứ 10g sắc uống, ngày 2 lần.
- Rễ lau tươi 60g, hoa cúc dại 10g sắc uống ngày 2 lần.
2. Chữa theo cách ăn
- Cá trích sống 1 con, măng tre tươi 50g. Trước hết làm sạch cá rồi nấu với măng cho gia vị, ăn cá măng và uống nước.
- Gạo nếp 60g, đỗ xanh 30g, hoa mai 15g, đầu tiên đun hoa mai lấy nước rồi cho đậu và gạo nấu cháo, đổ nước thuốc vào trộn đều cho đường phèn hoặc đường trắng, ăn hết trong ngày.
- Gạo nếp 60g, hạt y dĩ 30g nấu cháo ăn, ngày 1 thang, ăn liền trong 3,4,5 ngày.
- Một ít đỗ đỏ và đường trắng nấu chè ăn ngày 1 lần, ăn trong 5-7 ngày.
3. Chữa ngoài
- Thanh đại, hoạt thạch, cam thảo với lượng đều nhau nghiền thành bột rắc vào chỗ đau, hoặc trộn với dầu gai bôi lên chỗ đau ngày 2 lần, dùng cho khi nốt đậu bị vỡ và tiếp túc phát triển.
- Cao hoàng liên, bôi lên chỗ đau ngày 2 lần. Dùng cho nốt thủy đậu đã thành sẹo hoặc vẩy khô gây đau (cao hoàng liên là bột hoàng liên trộn thêm 6 lần vaselin).
- Đậu xanh, đậu ván mỗi thứ 49 hạt sao toàn tính, bột trân châu cho tóc rối, mỗi thứ 0,3g nghiền thành bột, dùng nước quấy thành hồ, trước hết dùng kim vô trùng, chích mụn đậu sau đó bôi lên.
- Xích thạch chỉ sấy khô, cam thạch lò sấy, thạch cao sấy 3 thứ bằng nhau, tất cả nghiền thành bột, trộn với nước ấm bôi lên chỗ đau.
4. Các phương pháp khác
- Phương pháp bằng túi thơm: Thương truật, cam tùng, xương bồ mỗi thứ 10g, cảo bản 15g, hùng hoàng 5g, băng phiến 3g, tất cả nghiền thành bột, cho vào túi vải treo vào trước ngực để phòng chống.
- Cách rửa ngoài: Ngân hoa 20g, liên kiều 15g, bồ công anh 30g, hoa cúc dại 20g, hạt y dĩ tươi 24g, sa tiền tử 15g, bạch thược 10g, cam thảo 10g, sắc lấy nước, đợi nước ấm, rửa ngoài chỗ đau. Dùng cho người có phần chân rễ thủy đậu có màu đỏ và các nốt mọng đầy người.
- Cách bôi ngoài: nếu thủy đậu chưa vỡ có thể rửa bằng cam thạch lò nung hoặc axit carbonat Na 5%, bôi bên ngoài; còn khi thủy đậu đã vỡ thì bôi bằng long đản tử 2%.
III. Những điều cần tránh
- Đừng có nhầm lẫn bệnh này với bệnh sởi, bệnh sởi thì tứ chi mọc đầy chi chít, phân bố theo hướng ly tâm, cá biệt có lên mụn.
- Bệnh này kiêng dùng kích tố, nếu người bệnh đã dùng kích tố nhiều ngày, nếu bị thủy đậu thì cố gắng giảm liều lượng dùng, đồng thời phải truyền đạm cầu loại C.
- Bệnh này không có viêm nhiễm kế phát, nên việc uống thuốc kháng sinh sẽ chẳng có hiệu quả.