Đông y trị nứt đầu vú sau khi sinh
Đầu vú bị nứt nẻ phần lớn là những sản phụ sinh con đầu cho bú không đúng cách. Trong đó có trường hợp để con vừa bú vừa ngủ thời gian quá dài; hoặc da của đầu vú quá non không chịu được trẻ mút, cũng có trường hợp do con day rách. Nếu không để ý chỗ rách sẽ thành viêm, thậm chí còn viêm cả tuyến vú, chẳng những gây ra bệnh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ.
I. Những điều cần biết
- Trước khi đẻ mấy tháng, nên kéo đầu vú, lau rửa đầu vú làm cho nó cứng rắn ra.
- Khi bị nứt nẻ nặng phải ngừng cho con bú mấy ngày, nhưng vẫn phải dùng đến máy hút sữa để tránh đọng sữa hoặc mất sữa.
- Thuốc bôi lên đầu vú không được ảnh hưởng đến con trẻ. Chỉ khi đầu vú đã thông thì không cần phải lau rửa mạnh để đề phòng vết thương to ra.
- Không để thói quen cho trẻ ngậm vú đi ngủ.
- Khi nhiều sữa tràn ra ngoài, phải để ý lau sạch và đảm bảo đầu vú khô ráo.
- Bệnh này chủ yếu là chữa bên ngoài.
II. Đông y trị nứt đầu vú sau khi sinh
- Châu hoàn tán trộn với dầu cá, bôi lên đầu vú, ngày nhiều lần.
- Tích loại tán trộn với dầu gai, bôi lên đầu vú ngày nhiều lần, bôi sau khi cho con bú.
- Hạt cà vàng già cho lên đốt cháy trên viên ngói, nghiền thành bột trộn với dầu gai, bôi lên đầu vú cũng bôi sau khi cho bú.
- Dầu lòng đỏ trứng gà bôi lên đầu vú ngày nhiều lần.
- Vừng đen và trắng mỗi thứ một nửa sao vàng, giã bột, bột xuyên bối bằng ¼ bột vừng, hai thứ trộn với nhau rồi rắc lên chỗ đau.
- Bột bạch cập (cỏ lác), trộn với mỡ lợn bôi vào đầu vú. Nếu dịch vú tiết nhiều trước hết phải rắc bột bạch cập khô.
- Vài củ mã thày giã nát lấy nước thêm một chút băng phiến bôi vào chỗ đau, ngày nhiều lần.
- Bột đại hoàng chín trộn với ít dầu gai, bôi vào chỗ đau ngày nhiều lần.
III. Những điều cần tránh
- Khi đầu vú bị đau nếu giảm hoặc ngừng cho con bú sẽ dẫn đến sữa bị ứ đọng, gây ra viêm.
- Chỗ đầu vú bị rách nếu có máu, hoặc là dịch không được lau sạch mà lại cho con bú thì sẽ làm trẻ sinh bệnh.