Sâu chít - Giá trị của Sâu chít
Ít ai biết rằng, những người dân tộc Thái, Dao đỏ, H’mong ở vùng Tây Bắc có một loại đặc sản rất đặc biệt, đó là sâu chít. Họ nấu những con sâu thành những món ăn ngon, ngâm rượu uống, có tác dụng tăng sinh lực đàn ông, cải thiện làn da của phụ nữ…
Sở dĩ người dân tộc gọi là sâu chít bởi vì nó là một loại sâu sống trong cây chít làm chổi. Không chỉ sống trong cây chít mà con sâu này còn sống trong cây tre, cây le, cây lau, cây đót, vào mùa đông. Riêng cây tre thì chỉ chặt một cây tre cũng đã có đến 7 – 800 con sâu rồi.
Cũng có một sự tích được người ta kể lại về loài sâu chít ấy: thuở xa xưa có ông lãnh chúa tên là Đèo Văn Long, giàu có, quyền lực khắp cả một vùng. Ấy thế mà trong khi nhà ông chăng thiếu thứ chi thì ông lại thích mê cái loài sâu chít có màu trắng sữa dùng ngâm rượu uống. Ông thường bắt gia nô trèo lên những triền núi đá vôi cao vút có cây chít mọc để lấy cho bằng được con sâu ấy về ngâm rượu uống, và làm quà biếu cho bọn thống lý. Rồi các quan sở tại cũng thường khuyến khích người dân địa phương vào rừng bắt sâu chít về nộp cho Viện Thái y của triều đình. Thậm chí ngày ấy, khi mà bắt được mỗi lạng sâu chít thì được thưởng gần một lạng bạc.
Từ đó mà người miền núi các vùng Sơn La, Lạng Sơn, Điện Biên, huyện Than Uyên (Lào Cai)… đã biết cách dùng sâu chít ngâm rượu uống. Rượu chít khi ngâm có màu vàng đục và mùi rất thơm.
Thứ rượu ấy rất quý giá, dành cho những người có thể trạng yếu, giúp đàn ông tăng sinh lực, cải thiện da và sức khỏe cho phụ nữ. Một số gia đình còn nấu rượu bằng cách cho gạo nếp thơm vào chảo rang vàng rồi lần lượt bỏ những con sâu chít vào, đảo đều cho đến khi các con chít đều chín vàng như gạo rang thì mới lấy ra ngâm rượu hoặc để ăn dần dần. Rượu chít càng lâu thì càng bổ dưỡng, càng thơm ngon. Với những người Dao đỏ, cứ tới dịp lễ ăn cơm mới vào tháng Tám âm lịch (một năm cấy 1 vụ, khi nào thu hoạch xong lúa chín thì chọn ngày đẹp đẽ làm lễ ăn cơm mới) thì nhất định phải có loại sâu chít này. Bởi vì họ tin rằng phải ăn con sâu này trong ngày lễ cơm mới thì ruộng nhà mới có lúa gạo đầy đủ vào năm sau. Họ coi sâu chit là một đặc sản đáng tự hào của dân tộc mình.
Những người dân Tây Bắc thu hoạch sâu chít vào tháng 11 đến tháng 12 hàng năm. Thực ra, sâu chít chính là trứng của loài bướm trắng. Những đàn bướm thường đẻ trứng vào những đọt cây chít trong rừng, ở trong đó, chúng lớn dần lên, ăn hết nõn hoa cây chít, đến khi đó sẽ có màu trắng sữa, căng mọng, béo tròn và dài cỡ 2 đốt tay người lớn. Cứ đến độ cuối năm sâu trưởng thành là bà con miền núi lại vào rừng chít để hái cây chít về, việc thứ nhất là làm chổi, làm gối, làm đệm, bện chăn, lấy lá cây chít để gói bánh, còn việc thú vị thứ hai đó là tách đọt chít ra để lấy sâu ngâm rượu. Sâu chít bán thành lạng hoặc kg, tùy vào chất lượng mà bán từ vài chục ngàn đến hơn một triệu đồng.
Sâu chít không chỉ ngâm rượu mà còn có thể sao khô làm thuốc, nấu cháo. Người H’mông thì rất thích món sâu chít xào với dầu phộng, xào với rau cải, rau bí hay quả su su, ăn cơm nóng. Hay cũng có thể luộc sâu chít chung với củ riềng rồi chấm nước mắm. Thịt sâu chít có mùi thơm như cơm lúa dẻo. Nhưng vì loài sâu này dính đầy bụi chít vì nó cắn đục thân cây để sống, cho nên khi bắt sâu xong phải rửa sạch sẽ với nước.
Giá trị của loài sâu chít:
Loài sâu chít này được coi như là “Đông trùng hạ thảo” của nước ta (một loại dược liệu quý của Trung Quốc, giúp tăng cường sinh lực), nó làm bài thuốc đông y tráng dương, tốt cho dạ dày, đường ruột, hỗ trợ điều trị ung thư, điều hòa khớp tay khớp chân…
Loài sâu này có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là khả năng phục hồi thương tổn hệ miễn dịch sau chiếu xạ. Sâu chít cũng có hàm lượng protein tương đương với “Đông trùng hạ thảo” (có hàm lượng protein chiếm 25 – 32% trong cơ thể), ngoài ra thành phần axit amin của sâu chít được xác định lên đến 17/20 loại cần cho cơ thể. Đặc biệt, chúng còn giúp phục hồi các chỉ số sinh sản và bước đầu có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhân ung thư có xạ trị (theo đề tài nghiên cứu về thành phần hóa học và ý nghĩa y học của sâu chít của Tiến sĩ, bác sĩ Phan Anh Tuấn cùng các cộng sự thuộc Viện y học cổ truyền quân đội, Đại học Y Hà Nội).
Trong con sâu này có chứa hàm lượng axit béo lên 58,37% - đây chính là thành phần tạo ra chất có hoạt tính sinh học cần thiết mà cơ thế không tự tổng hợp được.
Bên cạnh đó, sâu chít rất giàu đạm - một lượng đạm cao cấp rất cần thiết cho cơ thể của con người.
Khi sấy khô sâu chít, rồi tán bột có vị cam ngọt, có tính ôn có thể thay thế vị “Đông trùng hạ thảo”, công dụng tráng dương khí, bổ thận, bổ phế, an thần, dễ ngủ, chữa thận âm (ra mồ hôi trộm, đau lưng, nóng hầm hầm, tiểu xẻn đỏ vàng), di tinh, hoạt tinh, liệt dương, mỏi gối, …Khi ngâm rượu thì rất bổ dưỡng cho cả đàn ông và phụ nữ (theo Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư kí Hội Dược liệu TP HCM).
Các bác sĩ thuộc Viện Y học cổ truyền quân đội đã nghiên cứu thành công thức và qui trình sản xuất thực phẩm chức năng “rượu bổ sâu chít” ở qui mô phòng thí nghiệm, đủ điều kiện đăng kí độc quyền sản phẩm và giấy phép lưu hành.
Nhờ những nghiên cứu về tác dụng hiệu quả của loài sâu chít này mà chúng đã trở thành sản vật quý giá ở vùng núi Tây Bắc, được nhiều khách du lịch đánh giá tốt sau khi sử dụng.
Đông y Thọ Xuân Đường cung cấp Cá ngựa Indonexia
- Chuyên gia tư vấn
04.3569.0442 - 04.3569.0443 - 04.8587.4711 - 04.3385.3321
- Chuyên gia tư vấn
-
01664.968.968 - 0943.986.986 - 0943.968.968
Xem thêm sản phẩm thuốc quý: Huyết lình nguyên chất - Lan kim tuyến - Ngải đen