NẤM MỐC GÂY UNG THƯ THƯỜNG XUẤT HIỆN Ở THỰC PHẨM NÀO ?
Thực phẩm tươi sống hay đồ khô, đóng hộp đều có hạn sử dụng nhất định của nó. Khi để quá lâu hoặc bảo quản không tốt sẽ tạo điều kiện cho các loại nấm mốc sinh sôi và phát triển. Tuy nhiên rất nhiều người vẫn cố tình sử dụng những thực phẩm đó mà không biết rằng chúng là 1 trong những nguyên nhân gây ung thư, gây hại sử khỏe. Cùng nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu thêm về độc tố từ nấm mốc trên thực phẩm.
1. Nấm mốc thường xuất hiện ở các thực phẩm nào?
Việt Nam nằm ở khu vực có khí hậu nóng ẩm quanh năm, rất thích hợp cho sự phát triển của các loại nấm mốc. Có nhiều loại thực phẩm có nguy cơ phát triển nấm mốc khi để lâu hoặc bảo quản không tốt, có thể kể đến như:
- Bánh chưng, xôi, chè, mứt kẹo Tết
Vào dịp trước tết người dân thường có phong tục gói bánh chưng để thắp hương cúng lễ. Do bánh chưng có độ ẩm cao, giàu dinh dưỡng nên nấm mốc rất thích phát triển, nhất là khi người dân có thói quen gói bánh chưng từ 27-28 Tết rồi để đến tận mồng 5-6 Tết của năm sau. Từ lớp lá bánh bên ngoài nấm mốc phát triển vào sâu bên trong và lan rộng ra cả bánh, nhưng mọi người thường tiếc rẻ nên chỉ lau phần mốc bên ngoài, sau đó đem luộc hoặc rán bánh chưng để ăn. Ít ai biết rằng chân nấm đã lan rộng và gây độc cho toàn bộ cái bánh.
Các loại xôi, chè, mứt đồ Tết cũng giàu dinh dưỡng, chứa nhiều tinh bột, đường, bơ, trứng, sữa tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển và sinh sôi.
- Các loại lương thực, ngũ cốc
Lương thực và ngũ cốc cũng là những thực phẩm được bảo quản và sử dụng trong thời gian dài từ vài tháng, thậm chí vài năm. Nấm mốc rất thích sinh sôi và phát triển ở các loại lương thực như gạo, ngô, khoai, sắn và các loại hạt như lạc, đậu nành, đậu tương…
Trong đó có độc tố nấm Alfatoxin do nấm Aspergillus flavus và Aspergllus parasiticus sản sinh ra trong gạo, ngô, đậu, lạc… ẩm mốc rất nguy hiểm và có thể gây ung thư.
2. Làm thế nào để phòng tránh nấm mốc gây hại sức khỏe?
Để giữ sức khỏe tốt thì việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phải đặt lên hàng đầu và cần có sự phối hợp của nhiều tập thể, cá nhân.
- Không mua bán, không sử dụng các loại lương thực, thực phẩm đã có dấu hiệu bị nấm mốc dù ít hay nhiều. Đặc biệt là khi nấm mốc ở lạc, gạo, ngô, bánh chưng, mứt…
- Không được đãi, rửa, làm sạch các loại lương thực, thực phẩm đã mốc để tái sử dụng lại, vì độc tố vẫn còn ở bên trong.
- Bảo quản thực phẩm đúng quy cách, sử dụng gói hút ẩm để tránh thực phẩm bị ẩm mốc
- Không tích trữ lương thực thực phẩm, nên mua đủ dùng trong 1 thời gian nhất định để đảm bảo dinh dưỡng và tránh để lâu sinh nấm mốc.
Bác sĩ Thúy Hường
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282