CÁC GIAI ĐOẠN CỦA UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ THÍCH HỢP
Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh ác tính nguy hiểm gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Hầu hết ung thư tiền liệt tuyến thường tiến triển một cách thầm lặng, đa số được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn và khi đó bệnh có thể gây biến chứng xâm lấn sang các cơ quan khác trong cơ thể đặc biệt là vào xương và các hạch bạch huyết. Vì vậy việc chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt theo từng giai đoạn của bệnh sẽ góp phần đưa ra phương pháp điều trị thích hợp với từng bệnh nhân và tăng hiệu quả điều trị bệnh. Ung thư tuyến tiền liệt có mấy giai đoạn, phương pháp điều trị ra sao, hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu nhé!
Bệnh ung thư tuyến tiền liệt được chia thành 4 giai đoạn khác nhau và tùy vào sự phân chia các giai đoạn này để chỉ mức độ tiến triển, di căn của bệnh.
Giai đoạn I
Ung thư được phát hiện chỉ ở tuyến tiền liệt, diễn tiến còn khá chậm. Các tế bào ung thư thường tập trung ở một phần của tuyến và giống với tế bào bình thường. Nó không thể được cảm nhận trong khi kiểm tra trực tràng kỹ thuật số (DRE - Digital rectal exam) hoặc nhìn thấy nó trong các xét nghiệm hình ảnh. Nồng độ PSA của ung thư tuyến tiền liệt rất thấp trong máu nên việc phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn đầu rất khó khăn.
Phương pháp điều trị được ưu tiên:
- Những bệnh nhân trẻ và sức khỏe tốt có thể xem xét các phương pháp điều trị như theo dõi khối u hoặc phẫu thuật để loại bỏ tuyến tiền liệt tận gốc, Xạ trị bên ngoài hoặc xạ trị áp sát.
- Bệnh nhân cao tuổi hoặc có vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng sẽ được theo dõi và không điều trị bằng phương pháp can thiệp.
Giai đoạn II
Giai đoạn IIA và IIB: Khối ung thư đang phát triển trong tuyến tiền liệt nhưng không lan rộng ra ngoài. Giai đoạn này kích thước khối u quá nhỏ để có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy trên xét nghiệm hình ảnh. Hoặc khi khối u lớn hơn một chút, có thể được cảm nhận trong một kiểm tra trực tràng kỹ thuật số DRE. Nhưng các tế bào thường bất thường hơn và có thể có xu hướng phát triển nhanh hơn so với giai đoạn I và có thể thấy qua thăm khám trực tràng. Nồng độ PSA trong máu thường ở mức dưới 20ng/ml. Thông thường, bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn này sẽ có các triệu chứng: Rối loạn tiểu tiện, tiểu rắt, tiểu đêm... Vì vậy, khi nam giới thấy bản thân có xuất hiện những dấu hiệu trên nên nhanh chóng đi thăm khám để có thể phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Phương pháp điều trị: Phẫu thuật loại bỏ tuyến tiền liệt triệt để bằng cách cắt bỏ các hạch bạch huyết vùng chậu và đôi khi kết hợp sử dụng liệu pháp hormone, hoặc bức xạ bên ngoài, xạ trị áp sát và bức xạ bên ngoài kết hợp.
Giai đoạn III
Giai đoạn IIIA: Khối ung thư không lan ra ngoài tuyến tiền liệt. Nồng độ PSA trong máu người bệnh ít nhất là 20ng/ml. Có hoặc không thể cảm nhận được khối u trong khi kiểm tra trực tràng kỹ thuật số (DRE - Digital rectal exam) hoặc nhìn thấy nó trong xét nghiệm hình ảnh.
Giai đoạn IIIB, IIIC: Ung thư đã xâm lấn sang các mô xung quanh tuyến tiền liệt, có thể là sang túi tinh nhưng không di chuyển đến các hạch bạch huyết hoặc các vị trí xa trong cơ thể. Ở giai đoạn này, bệnh nhân có biểu hiện tiểu đêm, dòng nước tiểu bị gián đoạn, cảm giác đau và nóng rát khi tiểu, gầy sụt cân, có thể có rối loạn cương dương, xuất tinh ra máu. Nồng độ PSA trong máu tăng cao có thể phát hiện bằng các xét nghiệm máu. Khi bệnh đã phát triển sang giai đoạn III việc điều trị bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn so với hai giai đoạn trên và tỷ lệ tái phát bệnh sau điều trị sẽ cao hơn.
Phương pháp điều trị: Chỉ định được ưu tiên là xạ trị với bức xạ bên ngoài, phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt loại bỏ hạch bạch huyết ở vùng chậu kết hợp với liệu pháp hormone.
Giai đoạn IV
Giai đoạn IVA: Ung thư tuyến tiền liệt có thể xâm lấn sang các cơ quan lân cận khác ngoài túi tinh như bàng quang, cơ vòng hậu môn, trực tràng, cơ thắt ngoài, thành chậu. Và bắt đầu có xấm lấn đến các hạch bạch huyết gần đó nhưng không đến các vị trí xa trong cơ thể. Nồng độ PSA biến đổi không xác định.
Giai đoạn IVB: Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn IVB nghĩa là bệnh đã bước sang giai đoạn cuối, đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Các khối u bên trong tuyến tiền liệt có khả năng xâm lấn và di căn rộng rộng vào các cơ quan khác của cơ thể như bàng quang, trực tràng, và di căn đến xương, phổi,… theo đường hạch bạch huyết. Nồng độ PSA biến đổi không xác định ở bất cứ chỉ số nào. Lúc này, người bệnh sẽ có các triệu chứng như rất khó khăn khi đi tiểu, đi tiểu rất đau do khối u chèn ép và các biểu hiện ở các cơ quan khác mà khối u di căn đến như đau xương, dễ gãy xương, khó thở, yếu liệt chi dưới… Tỷ lệ các bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối được điều trị khỏi là rất thấp, hầu hết là không có khả năng điều trị.
Phương pháp điều trị: Phương pháp điều trị cho giai đoạn này là điều trị giảm nhẹ, cải thiện chất lượng cuộc sống nhằm kéo dài tuổi thọ và kiểm soát các triệu chứng do bệnh gây ra. Các chỉ định điều trị được đưa ra như: Liệu pháp hormone kết hợp hóa trị liệu, phẫu thuật (TURP) để làm giảm các triệu chứng như chảy máu hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu. Phương pháp điều trị nhằm hạn chế di căn xương, chẳng hạn như denosumab (Xgeva), một bisphosphonate như zoledronic acid (Zometa), xạ trị bên ngoài nhằm vào xương.
Ngoài các phương pháp điều trị trên, khi mắc ung thư tuyến tiền liệt đang ở giai đoạn sớm, người bệnh có thể cân nhắc phối kết hợp điều trị bằng các phương pháp chữa bệnh Đông y để tăng hiệu quả điều trị bệnh, hạn chế nguy cơ tiến triển di căn và xấm lấn của bệnh.
BS Thu Thủy
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282