PHÁT HIỆN UNG THƯ BÀNG QUANG NHỜ CÁC BIỂU HIỆN ÍT AI NGỜ
Bàng quang là một phần của hệ tiết niệu có nhiệm vụ chứa đựng và bài xuất nước tiểu ra bên ngoài. Ung thư bàng quang thường bắt đầu từ bề mặt của bàng quang và dần dẩn gây tổn thương vào sâu bên trong, thậm chí lan sang các khu vực kế cận nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Việc chẩn đoán sớm cho tiên lượng tốt hơn, vì vậy cần chú ý nhận biết các dấu hiệu của căn bệnh này.
1. Một số dấu hiệu thường gặp của ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang thường không có dấu hiệu và triệu chứng khi ở giai đoạn sớm. Tùy theo từng người và từng giai đoạn có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
- Tiểu ra máu:
Đây thường là triệu chứng thường gặp nhất. Tiểu lẫn máu điển hình trong ung thư bàng quang có đặc điểm: tiểu máu từng đợt, tiểu máu đại thể, toàn bãi, không đau. Chính vì vậy khi quan sát nước tiểu bệnh nhân có thể thấy nước tiểu có màu đỏ sẫm như máu.
Dựa vào đặc điểm của tiểu máu đại thể có thể khu trú vị trí tổn thương trên đường tiết niệu. Đi tiểu lẫn máu (đầu lần tiểu) thường có nguyên nhân từ niệu đạo. Đi tiểu lẫn máu (cuối lần tiểu) thông thường xuất phát từ cổ bàng quang hoặc niệu đạo tiền liệt tuyến. Đi tiểu lẫn máu (cả lần tiểu)thì có thể do tổn thương từ bất kể nơi nào trên đường tiết niệu: thận, niệu quản, bàng quang.
Tất nhiên tiểu lẫn máu cũng có thể xuất hiện ở người bình thường hoặc người có tổn thương lành tính. Khi tiểu lẫn máu xảy ra ở nam giới trên 40 tuổi mà không tìm được nguyên nhân khác phải nghĩ ngay đến ung thư biểu mô đường niệu và phải tiến hành đánh giá toàn bộ hệ thống tiết niệu
- Tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màu:
Nguyên nhân xuất hiện các triệu chứng này là do bàng quang bị kích thích hoặc bị giảm thể tích. Các triệu chứng này thường xuất hiện đầu tiên, trước khi xuất hiện triệu chứng tiểu có lẫn máu, khi có những dấu hiệu này bạn cũng không nên bỏ qua suy nghĩ đến ung thư bàng quang tại chỗ.
- Các triệu chứng khác
Tùy theo từng bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng của viêm đường tiết niệu, tắc nghẽn đường tiết niệu do khối u xâm lấn.
Bệnh nhân cũng thường cảm thấy mệt mỏi, gầy sút cân, chán ăn hoặc các rối loạn khác của hội chứng cận ung thư.
Bệnh nhân cũng có tểh xuất hiện các triệu chứng ở giai đoạn muộn, khi ung thư đã xâm lấn sang các cơ quan kế cận hoặc di căn xa như đau vùng hông, đau vùng chậy, đau trên xương mu, đau tầng sinh môn, đau đầu…
2. Làm thế nào khi có dấu hiệu nghi ngờ ung thư bàng quang?
Khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu nghi ngờ ung thư bàng quang nào bạn cũng cần đi khám để được chẩn đoán chính xác căn bệnh qua các xét nghiệm, chụp chiếu:
- Xét nghiệm nước tiểu: đánh giá các thông số nước tiểu giúp phát hiện tế bào hồng cầu, bạch cầu, tế bào ung thư và các dấu hiệu đặc biệt khác
- Soi bàng quang: Trong quá trình làm thủ thuật này các bệnh nhân sẽ được gây mê. Bác sĩ có thể lấy một mẫu nhỏ tổ chức qua nội soi bàng quang và thực hiện giải phẫu bệnh, sinh thiết để khẳng định có bị ung thư hay không. Trong một số ít các trường hợp bác sĩ có thể lấy bỏ toàn bộ vùng bị ung thư trong quá trình sinh thiết, đối với những bệnh này sinh thiết vừa để chẩn đoán bệnh ung thư bàng quang vừa có tác dụng điều trị.
- Chụp CT hoặc MRI: chụp CT ổ bụng và khung chậu cho phép đánh giá mức độ lan rộng của khối u, tình trạng di căn hạch trong khung chậu hoặc hạch sau phúc mạc, di căn tạng, phổi, xương và tình trạng tắc nghẽn đường niệu trên.
- Chụp UIV: chủ yếu dùng để đánh giá chức năng thận khi nghi ngờ có tổn thương thận do u xâm lấn, chèn ép niệu quản hoặc do viêm đường tiết niệu mạn tính.
Nói chung ung thư bàng quang là một bệnh khó điều trị, việc phát hiện càng sớm càng giúp ích cho việc chẩn đoán và điều trị được dễ dàng.
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với NHÀ THUỐC DONG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG số 5-7 Khu tập thể Thủy sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0943986986 – 0937638282
Bác sĩ Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)