BẠCH BIẾN VÀ BẠCH TẠNG CÓ GIỐNG NHAU KHÔNG?
Bạch tạng và bạch biến là 2 bệnh có triệu chứng giảm sắc tố da khiến rất nhiều người lầm tưởng 2 bệnh là một. Thực tế nếu hiểu rõ về 2 bệnh này sẽ thấy chúng hoàn toàn khác nhau từ nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ giúp bạn phân biệt 2 bệnh này!
1. Đặc điểm của bệnh bạch tạng
Bệnh bạch tạng là một bệnh ít gặp ở Việt Nam, căn bệnh này xảy ra do giảm sắc tố di truyền trên gen lặn. Biểu hiện của bệnh là giảm sắc tố đồng đều ở da toàn thân, tóc và võng mạc. Một số ít bệnh nhân bệnh chỉ biểu hiện ở mắt đơn thuần, không có biểu hiện ở da và tóc.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận dạng được bệnh nhân bạch biến bởi các triệu chứng như: tóc bạc trắng, da hồng hoặc trắng nhợt do giảm sắc tố melanin. Bệnh bạch tạng thường sợ ánh sáng, bị giật giãn cầu.
- Biểu hiện trên da
Theo thời gian sắc tố melanin ở bệnh nhân bạch tạng sẽ tăng dần khiến da bị sạm lại, trên da xuất hiện nhiều đốm tàn nhang, nốt ruồi màu nâu đen và đỏ hồng. Da của bệnh nhân cực kì nhạy cảm với ánh sáng, rất dễ bị rám nắng, cháy da. Nếu không được chăm sóc tốt, không biết cách phòng bệnh hiệu quả sẽ khiến da bị sạm thậm chí ung thư do tiếp xúc với tia cực tím.
Vì vậy khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cần phải che chắn kĩ càng và sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng tốt.
- Biểu hiện ở mắt
Ngoài ra mắt của bệnh nhân bạch tạng cũng thay đổi màu theo từng độ tuổi, có màu từ xanh tới nâu. Do thiếu sắc tố nên mắt bị mờ, thị lực giảm dần, mắt nhạy cảm và dễ bị tổn thương.
Bệnh nhân bạch tạng thường bị cận thị hoặc viễn thị sớm. Một số bị loạn thị khiến mắt bị mờ dần. Mất khả năng nhìn về 1 hướng hoặc di chuyển cùng 1 hướng. Khi khám thấy rung giật nhãn cầu.
- Biểu hiện ở tóc
Màu tóc của bệnh nhân bạch tạng rất đặc biệt, có màu trắng đến nâu nhạt từ chân tóc tới tận ngọn.
2. Đặc điểm của bệnh bạch biến
Bệnh bạch biến đặc trưng bởi tình trạng mất sắc tố melanin ở 1 số vùng da trên cơ thể chứ không phải toàn thân như bệnh bạch tạng.
- Vị trí tổn thương: Thường ở vùng mặt, cổ, ngực, cơ quan sinh dục, mặt duỗi bàn tay và bàn chân. Có thể xuất hiện ở các vùng khác
Tổn thương có thể khu trú hoặc xu hướng lan rộng dần, thậm chí có thể lan rộng tới 80% diện tích da toàn cơ thể.
- Đặc điểm: Trên da có những đám, mảng mất sắc tố dạng lan tỏa, không ngứa, không đau, không sưng. Da nhạy cảm rất dễ bị bỏng nắng và ung thư da
Có thể tổn thương ở mắt gây viêm mống mắt.
Bệnh có thể khởi phát ở bất kì thời điểm nào trong cuộc đời, khác với bạch tạng là bệnh từ khi sinh ra. Bạch biến cũng bị nặng lên hoặc khởi phát bệnh do các yếu tố như căng thẳng, mệt mỏi, sang chấn tâm lý, tiếp xúc hóa chất, bệnh tự miễn….
Nhìn chung bệnh bạch biến chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, không gây hại cho sức khỏe và không gây hại cho tính mạng bệnh nhân.
Tóm lại bệnh bạch tạng và bạch biến là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau, bệnh bạch tạng có thể gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Còn bệnh bạch biến là bệnh lành tính và chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ.