BIẾN CHỨNG SỎI THẬN CHỚ COI THƯỜNG
Sỏi thận là bệnh lý khá thường gặp trong cộng đồng. Tùy người mà số lượng, kích thước cũng như vị trí của sỏi khác nhau. Chính vì vậy không ít người coi thường không điều trị khiến xảy ra nhiều biến chứng đáng tiếc. Cùng tìm hiểu các biến chứng sỏi thận chớ coi thường nếu không nguy hại sức khỏe, thậm chí tính mạng của bệnh nhân.
1. Các biến chứng của sỏi thận thường gặp
Sỏi thận dù nằm ở vị trí nào như nhu mô thận, bể thận đều có thể gây nên các biến chứng khác nhau:
- Biến chứng nhiễm trùng:
Nhiễm trùng là một biến chứng khá thường gặp, có thể gây ra tình trạng ứ mủ bể thận gây nguy hiểm. Bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi, đau vùng hông lưng liên tục, đái ra máu, đái ra mủ, đái buốt…
- Vô niệu – suy thận cấp
Khi sỏi kích thước lớn nằm ở chỗ nối bể thận và niệu quản, chắn ngang đường nước tiểu khiến nước tiểu không xuống được. Hoặc có thể do viêm nhiễm nặng cũng dẫn đến suy thận cấp. Tình trạng vô niệu – suy thận cấp không điều trị kịp thời có thể gây tử vong
- Ứ nước ứ mủ bể thận
Sỏi gây tắc nghẽn khiến nước tiểu không xuống được, nước tiểu ứ lại tại thận làm thận giãn to. Nếu kèm viêm nhiễm sẽ ứ mủ ở bể thận. Dần dần gây hủy hoại nhu mô thận gây suy thận
- Suy thận mạn
Tình trạng suy thận mạn thường gặp do quá trình ứ nước, ứ mủ diễn ra từ từ, dần dần hủy hoại nhu mô thận mà bệnh nhân không để ý đến. Suy thận mạn tùy từng giai đoạn, đến giai đoạn muộn có thể phải chạy thận nhân tạo, lọc máu màng bụng hoặc ghép thận mới có thể sống được.
- Vỡ thận
Biến chứng này hiếm gặp. Do ứ nước, viêm nhiễm gây vỡ thận. Trường hợp này không cấp cứu kịp thời cũng nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân.
2. Làm thế nào khi bị sỏi thận
Khi bị sỏi thận bạn cần đi khám, siêu âm để biết được số lượng, kích thước cũng như vị trí sỏi.
- Nếu sỏi kích thước nhỏ <5mm thì có thể sử dụng các loại thảo dược, chịu khó uống nhiều nước để sỏi tan dần hoặc ra ngoài theo đường tiết niệu. Một số thảo dược nên sử dụng như kim tiền thảo, râu ngô, mã đề, trạch tả
- Nếu sỏi kích thước <1cm, chưa gây biến chứng có thể sử dụng các bài thuốc đông y, phối kết hợp các vị thuốc với nhau như hoạt thạch, kim tiền thảo, trạch tả… để lợi niệu và tán sỏi
- Nếu sỏi kích thước >1 cm hoặc có biến chứng thì nên sử dụng các phương pháp của tây y để điều trị kịp thời như: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, nội soi lấy sỏi, mổ lấy sỏi….
Tùy theo từng bệnh nhân, vị trí số lượng và kích thước sỏi mà có chỉ định khác nhau. Nói chung khi có sỏi thận thì nên theo dõi định kỳ để có phương pháp xử lý phù hợp. Sau khi điều trị sỏi cũng nên theo sõi định kỳ bằng siêu âm vì sỏi rất hay tái phát.
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
số 5-7 Khu tập thể Thủy sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0943986986 - 0937638282