Có một thực trạng đáng báo động hiện nay ở bệnh nhân hen phế quản là có tới 71% bệnh nhân hen không đi khám tại các cơ sở y tế, 89% bệnh nhân hen không được điều trị dự phòng, 43% bệnh nhân hen mua thuốc theo đơn cũ sử dụng. Việc không điều trị hoặc điều trị không đúng cách bệnh hen sẽ không được kiểm soát và gây ra nhiều biến chứng nặng nề, nghiêm trọng với sức khỏe... Vì vậy, việc hiểu biết những biến chứng của bệnh để phòng tránh là rất cần thiết.
Hen phế quản là bệnh tiến triển thành từng cơn (cơn khó thở, ho, khác đờm), từng đợt mỗi khi có tác nhân kích thích (các dị nguyên gây bệnh) hoặc yếu tố thời tiết thay đổi. Nếu bệnh diễn biến mà không có phương án điều trị đúng đắn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
1. Những biến chứng nặng nề của hen phế quản
• Xẹp phổi
Khoảng 10% bệnh nhân có biến chứng xẹp phổi, trong đó có đến 1/3 là trẻ nhỏ. Bệnh nhân có thể bị xẹp 1 hoặc nhiều thùy phổi dẫn đến tình trạng suy hô hấp. Khi cơn hen phế quản khỏi thì xẹp phổi cũng khỏi, tuy nhiên không nên xem thường biến chứng này vì nó làm tình hình bệnh phức tạp và điều trị khó khăn hơn.
• Suy hô hấp
Khi có biến chứng suy hô hấp, bệnh nhân khó thở, tím tái, nhiều khi không tự thở được phải hỗ trợ bằng thở máy. Đây là biến chứng nguy hiểm, thường gặp ở trẻ nhỏ bị hen phế quản cấp tính nặng hoặc ác tính. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây hàng đầu ra tử vong của bệnh hen.
• Tình trạng khó thở ngày càng tăng
Tình trạng khó thở tăng dần từ khó thở khi gắng sức, đến khó thở khi lên cầu thang hay lên dốc, khó thở khi đi bộ trên đường bằng, đến khó thở khi làm việc nhẹ nhàng như vệ sinh, cởi áo quần và cuối cùng khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi. Biểu hiện bên ngoài của khó thở: Tím môi và đầu chi, tím mặt, tím tái toàn thân khi khó thở nặng.
• Bội nhiễm ở phế quản
Bội nhiễm phế quản thường gặp ở những người bị bệnh hen mãn tính. Khi thời tiết chuyển mùa, trời rét hay thay đổi nhiệt độ đột ngột, độ ẩm không khí tăng cao… là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại xâm nhập gây bệnh ở đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Bệnh nhân thường có những biểu hiện như: sốt, ho, đờm nhiều vàng đặc, khó thở... làm cho tình trạng bệnh hen nặng hơn.
• Giãn phế nang đa tiểu thùy (bệnh phế khí thũng)
Khi bệnh hen phế quản kéo dài sẽ dẫn đến giảm tính đàn hồi của các phế nang trong phế quản, sự giãn nở kém khiến đờm tích tụ gây ra tình trạng bệnh nhân bị ho khạc đờm nhiều, mặt mũi xanh xao, tím tái, cơ thể suy nhược. Bệnh nhân khó thở đến nỗi không thổi tắt được que diêm xa một khoảng.
• Tâm phế mạn
Biến chứng tâm phế mạn xảy ra ở 5% bệnh nhân hen phế quản mạn tính và hen nặng. Biểu hiện bao gồm: Ho, có đờm, khó thở khi gắng sức kèm theo tím tái liên tục, đau vùng mạn sườn phải (vùng gan). Trong bệnh hen phế quản, chức năng hô hấp có thể tự phục hồi vì vậy thời gian để chuyển sang giai đoạn tâm phế mạn là khác nhau tùy từng bệnh nhân, có thể 5 - 10 năm hoặc lâu hơn.
• Tràn khí màng phổi và tràn khí trung thất
Biến chứng tràn khí màng phổi và tràn khí trung thất gặp ở 5% người bị bệnh hen phế quản mạn tính. Nguyên nhân do các phế nang giãn rộng ra, tại các vùng bị giãn mạch máu thưa thớt, nuôi dưỡng kém làm tăng áp lực trong phế nang. Khi bệnh nhân ho mạnh hay làm việc gắng sức thành phế nang dễ bị bục vỡ. Các biểu hiện lâm sàng thường không rõ rệt, cần phải thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh mới xác định được. Khi có tràn khí màng phổi cần được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng, tràn khí màng phổi 2 bên là nguyên nhân chính gây đột tử ở bệnh hen.
• Biến chứng ngừng hô hấp kèm theo có tổn thương não
Biến chứng này xuất hiện khi biến chứng suy hô hấp kéo dài gây ra tổn thương não. Người bệnh thường biểu hiện có các cơn ngạt thở đột ngột dẫn đến tăng mức CO2 trong máu và nhiễm toan chuyển hóa, từ đó có thể gây ra ngừng thở, hôn mê thậm chí là tử vong.
2. Kết luận
Các biến chứng của bệnh hen phế quản trên rất nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Vì vậy, bệnh nhân cần điều trị và dự phòng ngay khi phát hiện bệnh. Việc dự phòng bệnh có thể là: giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như khói bụi, phấn hoa, các loại hóa chất... Nếu phát hiện các dấu hiệu khó thở, khò khè cần sớm đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị hiệu quả nhất.
Trong trường hợp đã có biến chứng, bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc mà phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ khám, tư vấn và kê đơn thuốc để tránh cho bệnh trầm trọng hơn.
Phòng khám dong y gia truyền Thọ Xuân Đường với lịch sử lâu đời, bằng Nam Y Nam Dược đã điều trị thành công cho bệnh nhân hen phế quản trong và ngoài nước. Thuốc điều trị là thuốc nam nên an toàn và không có các tác dụng phụ. Bệnh nhân cần tư vấn và đặt lịch khám vui lòng liên hệ: Số 7 Khu tập thể thủy sản (Ngõ 46 Lê Văn Thiêm rẽ vào), Phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội/Hotline: 0943 986 986
TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang
Chủ nhiệm Nhà thuốc Thọ Xuân Đường