NHỮNG KINH NGHIỆM DÂN GIAN CHỮA BỆNH TIÊU CHẢY
Tiêu chảy là một bệnh lý cấp tính diễn bệnh thành bệnh lý mạn tính, nếu không điều trị đúng cách, bệnh thường hay xảy ra vào mùa hè đặc biệt là khi ăn uống không đảm bảo vệ sinh gây dị ứng hoặc nhiễm khuẩn đường ruột. Bệnh lý này ở trẻ nhỏ nếu không điều trị thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dân gian lưu truyền nhiều phương pháp chữa bệnh hiệu quả. Cùng Thọ Xuân Đường tìm hiểu những bài thuốc dân gian này nhé!
1. Khái quát về tiêu chảy
- Tiêu chảy là tình trạng đi ỉa lỏng trên 3 lần trong một ngày. Bệnh lý được chia làm tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính. Trong đó, tiêu chảy cấp xảy ra khi cơ thể bị dị ứng thức ăn, nhiễm khuẩn (E.coli, tả, lỵ, thương hàn…) hoặc do virus Rota… có thể kéo dài từ 1-2 tuần. Còn đối với tiêu chảy mạn tính, bệnh tái đi tái lại trong một khoảng thời gian dài và kèm theo các biểu hiện như: đau bụng, đầy hơi, phân sống, đi ngoài có máu, buồn nôn, quặn thắt đại tràng… Người bệnh dễ bị suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể và việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.
- Triệu chứng bao gồm: Đau bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng, có nhầy hoặc đôi khi có lẫn máu. Ngoài ra, có thể xuất hiện buồn nôn hoặc nôn. Nếu bệnh do đại tràng co thắt thì thường đi ngoài xong cảm giác sẽ dễ chịu. Nên cẩm thận với các triệu chứng cảnh báo ung thư đại tràng như: đi ngoài mùi nặng, kèm theo nhiều máu tươi, cơ thể mệt mỏi, gầy sút cân rõ rệt,…
2. Tây y chữa tiêu chảy
Phác đồ điều trị tiêu chảy ở tây y thường điều trị triệu chứng và nguyên nhân cụ thể:
- Bù nước điện giải: cho uồng bổ sung nước, orezol. Hạ sốt nếu có sốt.
- Nếu có nhiễm khuẩn dùng kháng sinh đường ruột: Ciprofloxacin, Ofloxacin, Pefloxacin… Trường hợp nhiễm khuẩn tả có thể sử dụng Tetracyclin, Cloramphenicol hoặc Biseptol.
- Người già, có bệnh lý đường ruột kích thích thì sử dụng: loperamid.
3. Những kinh nghiệm dân gian điều trị tiêu chảy
- Điều trị tiêu chảy bằng búp ổi tàu
Ổi tàu là loại ổi lá nhỏ, quả nhỏ, ruột ổi màu hồng. Hiện này, còn ít nhà còn cây giống loại này.Lá và búp có vị chát vì vậy mà được sử dụng để điều trị tiêu chảy. Dân gian sử dụng búp ổi non từ 7-10 búp, thêm tý muối. Người bệnh nhai sống, nuốt cả nước lẫn bã. Hoặc dùng 15-20g lá ổi, búp ổi cùng với 3 lát gừng tươi, 10 vỏ quýt khô. Sắc nước, cô đặc còn 300ml chia uống trong ngày.
- Búp cỏ lào nam 7 nữ 9
Cỏ lào hay còn gọi là cây bớp bớp là loài cây mọc hoang dã nhiều nơi đặc biệt là vùng trung bộ. Bà con nơi đây từ lâu đã sử dụng búp của loại cây này để làm thuốc. Búp và lá có vị đắng, mùi hôi. Kinh nghiệm dân gian truyền lại, khi bị tiêu chảy, nam thì sử dụng 7 búp non, nữ thì ngắt 9 búp non, tượng trưng cho 7 vía ở đàn ông, chín vía ở đàn bà. Sau đó đem rửa sạch, cho thêm chút muối rồi nhai nuốt. Đây là một bài thuốc mang lại kết quả khá tốt.
- Mơ tam thể và trứng gà
Mơ tam thể là cây dây leo, mọc nhiều ở vườn nhà. Thông thường nhà nào cũng có một vài bụi cây để làm gia vị các món ăn như ăn với các loại nem, thịt chua, thịt chó,… Theo kinh nghiệm, khi bị tiêu chảy, người ta thường xắt nhỏ lá mơ rồi trộn cùng với trứng gà, lót lá chuối rồi nướng.
- Nụ sim
Nụ sim cũng có vị chát giống như nụ ổi. Vì vậy, cũng có tác dụng cầm ỉa chảy. Chia nước thuốc này uống 2 lần trong ngày. Bài thuốc trị tiêu chảy dân gian này được áp dụng hiệu quả do thể tiêu chảy do tỳ vị hư hàn với các chứng: tinh thần mệt mỏi, kém ăn, sắc khí nhợt nhạt, tay chân lạnh, đi ngoài ra nguyên thức ăn. Ngoài ra, khi ăn quả sim, người ta còn bảo nhau ăn cả tai sim. Mặc dù hơi đắng chát nhưng tốt cho tiêu hóa. Tuy nhiên, không nên ăn lượng nhiều.
Còn có rất nhiều cây thuốc hay bài thuốc khác để chữa bệnh tiêu chảy, ví dụ: hồng xiêm xanh, rau sam, củ riềng,… Tuy nhiên, nên theo dõi bệnh và hỏi ý kiến bác sĩ đề phòng xảy ra những trường hợp không mong muốn.