Ớt chuông còn gọi là Ớt ngọt, Ớt Đà Lạt (tên khoa học là Capsicum annum L). Gọi là ớt, nhưng không có vị cay mà Ớt chuông ngọt mát, bổ dưỡng, với nhiều màu sắc tươi sáng: xanh, đỏ, vàng hấp dẫn và được trồng nhiều ở Đà Lạt. Lâu nay, người ta vẫn dùng Ớt chuông như một trong những loại rau củ để xào, điểm thêm cùng các loại thực phẩm khác, chứ hẳn không mấy người biết cách ăn Ớt chuông như một bài thuốc! Ớt chuông ăn sống quả đỏ ăn ngọt như trái Lê, quả xanh, vàng giòn mát như dưa chuột, dưa gang… Ăn vài lần dễ “nghiền” . Nhưng sự hấp dẫn của Ớt chuông lại nằm trong chính công dụng chữa bệnh của nó. Không chỉ là loại thực phẩm giàu vitamin, chứa chất chống oxy hóa có lợi cho tim và mắt, da, xương… Ớt chuông còn là loại “thuốc ẩm thực” phòng và hỗ trợ đối với bệnh ung thư rất tốt.
Tác dụng chữa bệnh phong phú của Ớt chuông
Theo các nghiên cứu khoa học, Ớt chuông có tác dụng khuyến khích các collagen tổng hợp, giúp bảo vệ chống lại đục thủy tinh thể, duy trì sức khỏe mạch máu và đặc biệt chứa các chất chống lại ung thư.
Theo Đông y, Ớt chuông có tính nóng, vị nồng. Có tác dụng trừ hàn, tăng cường chức năng tiêu hóa, tiêu đầy bụng, trị đau bụng do lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, kiết lỵ… Vì vậy rất nhiều các cơ quan trong cơ thể chúng ta “yêu” các tác dụng của Ớt chuông:
- Tốt cho Da và xương:
Ớt chuông chứa nhiều vitamin C cần thiết cho tổng hợp collagen, protein cấu trúc chính cho cơ thể, giúp duy trì sự toàn vẹn của mạch máu da và xương và chống lại bệnh viêm khớp. Ớt chuông màu đỏ chứa nhiều vitamin C chống nhăn da; có nhiều beta-caroten giúp chống lại sự tấn công của các gốc tự do, ngăn ngừa quá trình lão hóa da. Ớt vàng và ớt xanh giúp bảo vệ màng collagen và nuôi dưỡng da. Ngoài ra nguồn vitamin E dồi dào trong Ớt chuông giúp cho làn da trẻ trung, tươi sáng.
- Sức khỏe cho đôi mắt:
Khoa học đã chứng minh, nhờ sự kết hợp của beta-caroten, vitamin C, lutein và zeaxanthin mà ớt chuông có thể chống lại đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Vitamin A cũng rất cần thiết cho thị lực và phát triển xương. Một chén nhỏ ớt chuông (khoảng 150g) cung cấp hơn 551 IU vitamin A cho cơ thể gần bằng một phần tư nhu cầu hàng ngày. Nhờ vậy đôi mắt sẽ sáng khỏe khi ta ăn Ớt chuông tươi sống mỗi ngày.
- Trợ thủ cho tim mạch:
Tuy hàm lượng chất chống oxy hóa như: beta – caroten, capsanthin, quercetin và luteolin có thể thay đổi tùy theo màu sắc ớt. Nhưng tất cả các loại ớt chuông đều có chất chống lại sự oxy hóa của cholesterol (tạo các gốc tự do gây hại cho tim và mạch máu). Capsaicin có trong ớt chuông giúp tăng sự bền bỉ của các mạch máu nhỏ và kích hoạt lưu thông máu, làm giảm cholesterol xấu, kiểm soát tiểu đường, giảm đau và viêm. Ớt chuông chứa ít hợp chất capsaicin hơn các loại ớt cay, nhưng nó lại chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và có thể ăn với số lượng nhiều.
Đặc biệt, Folate và B6 trong ớt chuông giúp giảm nguy cơ tử vong do đột quỵ, bệnh tim mạch của phụ nữ. Ngoài ra, Ớt chuông giàu kali – một khoáng chất giúp tăng cường chức năng cơ bắp, giúp cân bằng môi trường trong cơ thể và điều hòa huyết áp. Một chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa như ớt chuông sẽ tốt cho tim mạch vì ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông và giảm nguy cơ đột quỵ.
- Ngăn chặn bệnh ung thư :
Theo nhiều nghiên cứu, trong Ớt chuông đỏ được tìm thấy nhiều chất Beta – cryptoxanthin, giúp ngăn chặn những nguy cơ trong bệnh ung thư phổi. Ngoài ra phải kể đến chất lycopene cũng có trong Ớt chuông đỏ, là một chất carotene (tiền Vitamin A) giúp cơ thể chống lại các gốc tự do khi tiếp xúc với chất độc trong môi trường, giúp ngăn ngừa một số loại ung thư như Ung thư tử cung, bàng quang, tuyến tụy, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt ở nam.
Vì vậy, sử dụng 1 chén Ớt chuông xắt nhỏ với bất kỳ màu sắc nào đều có thể mang lại cho cơ thể hơn 100% lượng vitamin C cần thiết hàng ngày, chống lão hóa và tăng cường khả năng miễn dịch.
- Tác động lên hệ thần kinh và tiêu hóa:
Với vitamin B6 được chứa trong Ớt chuông, rất hữu ích cho sự tái tạo tế bào cũng như sức khỏe của hệ thần kinh. Ngoài ra tốt cho hệ tiêu hóa bởi là thực phẩm giàu chất xơ, giúp điều chỉnh tiêu hóa và nồng độ cholesterol, khiến cho đại tiện dễ dàng hơn.
Cách ăn Ớt chuông để sử dụng được nhiều nhất các chất hữu ích
Mỗi màu sắc của trái Ớt chuông đều mang đến những giá trị dinh dưỡng khác nhau, tuy nhiên đều rất phong phú và giàu dưỡng chất. Ớt màu xanh là loại ớt non, ở giai đoạn này nó chứa lượng vitamin C gấp 2 lần trái cam. Khi chín sẽ có màu đỏ tươi, lượng Vitamin lúc này tăng lên gấp 3 lần trái cam, ngoài ra nó còn chứa chất chống oxy hóa cao hơn các loại ớt màu khác. Ớt chuông vàng cũng có lượng dinh dưỡng tương tự như Ớt đỏ.
Ăn sống là cách tốt nhất để “nạp” nguồn dưỡng chất phong phú từ Ớt chuông, tuy nhiên khi nấu sẽ làm giảm lượng vitamin C có trong ớt xanh nhưng làm tăng lượng beta – caroten lên. Còn với ớt đỏ khi nấu thì lượng vitamin C tăng, nhưng beta – caroten giảm. Ớt màu vàng rất giàu vitamin C và nó có thể là sự lựa chọn tốt nhất nếu bạn muốn tăng cường vitamin này. Tuy nhiên, nếu nấu ăn thì ớt đỏ vẫn có nhiều dinh dưỡng hơn cả.
Những món ăn từ Ớt chuông và lời khuyên từ Thọ Xuân Đường
- Ớt xào: Xào với thịt bò, thịt gà… là cách chế biến món ăn được nhiều người biết đến nhất. Nhưng việc chế biến món ăn đã vô tình làm giảm đi hàm lượng các chất dinh dưỡng quý có trong loại quả này.
- Ớt nhồi: Cho cơm, nấm và các loại rau, thảo mộc tươi khác rồi hấp lên.
- Ăn sống: Cắt ra và sử dụng giống như một món rau với nước chấm, hoặc đơn giản là thái hình hạt lựu cho vào món salad tươi.
Đây là cách ăn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất mà những bệnh nhân bị bệnh về ung thư và chuyển hóa miễn dịch vẫn được Nhà thuốc Đông y Thọ Xuân đường khuyên dùng để tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Tuy nhiên vì ớt ngọt chứa nhiều chất xơ nên sẽ hơi khó đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc bị bệnh đường ruột. Khi muốn sử dụng nên gọt vỏ, nấu chín và ăn với một lượng vừa phải.
Bs.Lê Thanh Xuân (Nhà thuốc Thọ Xuân Đường)