CÂY GAI - THẢO DƯỢC AN THAI TỰ NHIÊN
Cây gai còn có tên gọi khác là cây Trữ ma là cây mọc hoang và được trồng trong vườn. Cây gai có lá được dùng làm bánh gai - món ngon quen thuộc của người dân miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Củ gai tên gọi là Trữ ma căn là vị thuốc ăn thai được sử dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả cao. Cùng tìm hiểu cây thuốc này nhé!
1. Đặc điểm cây thuốc
Tên khoa học: Boehmeria nivea (L) Gaud . Họ Gai
Mô tả: Cây nhỏ, cao 1m hay hơn, gốc hóa gỗ, cành non và cuống lá màu tím đỏ, có lông. Lá mọc so le, có cuống, mép khía răng, mặt dưới có lông trắng bạc. Hoa đực và hoa cái tụ tập thành bông kép, ở kẽ lá. Quả bế có đài tồn tại.
Bộ phận dùng: Rễ phơi khô (Trữ ma căn).
Thành phần hóa học chính: Trữ ma căn chứa tanin, acid clorogenic (là hợp chất giữa acid quinic).
Công dụng: Chữa đau bụng động thai, dọa sẩy, có thai ra huyết, chữa xuất huyết đường tiêu hóa. Làm thuốc lợi tiểu, đi tiểu ra máu. Chữa đái đục, lở loét, trĩ. Làm mụn nhọt chóng mưng mủ, chữa kiết lỵ, tiêu chảy.
Lá gai: tác dụng lương huyết (mát máu), chỉ huyết (cầm máu), chỉ huyết, tán ứ. Dùng chữa khạc ra máu, nôn ra máu, tiểu tiện ra máu, hậu môn sưng đâu, đao thương xuất huyết, nhũ ung sơ khởi (áp xe vú mới phát). Dùng 15-30g sắc uống hay nghiền mịn hoặc giã vắt lấy nước uống. Dùng ngoài giã nát hoặc nghiền nhỏ đắp.
Hoa cây gai (trữ ma hoa) có thể dùng chữa bệnh sởi, sắc uống từ 3-9 g.
Vỏ thân, cành (trữ ma bì) tác dụng thanh phiền nhiệt, lợi tiểu tiện, tán ứ, chỉ huyết. Dùng chữa ứ nhiệt, tâm phiền, tiểu tiện bất thông, giang môn thũng thống, sang thương xuất huyết. Dùng 4-10g sắc uống, dùng ngoài giã đắp.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 12-20g. Dạng thuốc sắc, bột hoặc viên. Thường phối hợp với các vị thuốc khác, dùng ngoài giã nát đắp hoặc đun nước để ngâm rửa.
2. Các bài thuốc chữa bệnh từ cây gai
1. Chữa cảm mạo kèm theo ho do bị mắc mưa, nắng, gó lạnh bị cảm sốt kèm theo ho kéo dài: Rễ cây gai 15g, lá Cỏ xước 30g, Cây màng ri hoa vàng 15g. Các vị thuốc chặt nhỏ phơi khô sao vàng hạ thổ cho vào ấm đất đổ 3 chén nước sắc còn 1 chén chia 2 lần uống trong ngày. Uống 3 thang sẽ hết sốt. Nếu còn ho thì lấy 20g lá Hẹ tươi rửa sạch cuốn bánh tráng chấm mắm ăn sẽ hết.
2. Chữa động thai, phụ nữ có thai đau bụng, ra huyết, hoặc vấp té mà ra huyết: Rễ cây gai 12g, Cao ích mẫu 12g, Rễ ngũ trảo 12g, Cỏ mần trầu 12g, Củ sả 10g, Vỏ quýt 5g, Gừng sống 2g, Ngải diệp 12g, Cỏ mực (sao đen) 12g. Các vị thuốc thái nhỏ phơi khô sao vàng hạ thổ, sắc uống ngày một thang, uống 3 thang là có tác dụng.
3. Chữa động thai, phụ nữ có thai mà ra huyết như có kỳ kinh: Rễ cây gai (sao đen) 50g, Vẩy cá chép (sao đen) 20g. Sắc uống mỗi ngày uống một thang. Đồng thời kết hợp lá Ngải cứu tươi một nắm, cho một ít muối giã nát, vắt lấy nước cốt uống.