CHÀM BỤI – VỊ THUỐC THANH NHIỆT TIÊU VIÊM TRỊ VIÊM NHIỄM CỰC TỐT
Chàm bụi là loài cây có nguồn gốc từ Ấn Độ du nhập vào nước ta, là loài cây trồng để nhuộm vải hoặc làm thuốc. Tuy nhiên, việc sử dụng chàm bụi còn chưa được rộng rãi. Hãy cùng Thọ Xuân Đường tìm hiểu về loài cây vừa cải tạo đất trồng vừa có tác dụng chữa bệnh nhưng có độc này nhé!
1. Mô tả
- Tên gọi: Chàm bụi, chàm quả cong
- Tên khoa học: Indigofera suffruticosa Mill. Thuộc họ: Đậu (Fabaceae).
- Đặc điểm: Cây thảo mọc thành bụi, cao 1 - 1,5m, có lông áp sát. Rễ có nhiều nốt sần. Thân hình trụ nhẵn. Lá kép lông chim lẻ mọc so le, gồm 2 - 9 đội lá chét mọc đối, hình trái xoan ngược hay thuôn mác, gốc tròn , đầu nhọn , mặt trên gần nhẵn mặt dưới có lông mọc rạp xuống. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm bông , cuống rất ngắn, gồm rất nhiều hoa màu đỏ, dáng cong xếp sít nhau; lá bắc hình sợi mảnh; đài hình chuông, răng ngắn và rộng, có lông ở mặt ngoài; tràng không đều. Quả đậu, hình dải, nhẵn, xếp sít nhau, ngả xuống phía dưới, mép dày và cong lên trên thành hình lưỡi cưa; hạt 5 - 10, hình khối. Mùa hoa: tháng 8 - 9; mùa quả: tháng 10 - 11.
2. Phân bố , sinh thái
- Chàm bụi vốn có nguồn gốc có lẽ ở Ấn Độ 1 được du nhập hoặc phát tán xuống Malaysia Ai Lan, Indonesia, Philippin, Australia và sang - Trung Quốc, Lào, . . . Ở Việt Nam theo một số tài liệu [Từ điển cây thuốc Việt Nam, 1997; Danh mục các loài thực vật Việt Nam, T. II, 2003] thì đây cũng là loài cây trồng, cùng với loài Chàm lá nhỏ (I. tinctoria L .) để nhuộm vải và làm thuốc. Vùng trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc vùng Việt Bắc và Đông Bắc Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Quảng Ninh. Cây cũng có thể trở thành hoang dại hoá trên các nương rẫy cũ, ven đường đi hoặc ở các bãi hoang quanh làng bản. Chàm bụi là cây ưa sáng, ưa ẩm và ưa khí hậu mát ở vùng núi. Cây gieo từ hạt nếu không bị cắt cành lấy lá sẽ ra hoa quả ngay trong năm đầu tiên. Tái sinh tự nhiên và cũng được gieo trồng bằng hạt vào đầu mùa xuân. Rễ chàm bụi có nhiều nốt sần, chứa vi khuẩn cố định đạm . Vì thế cây còn được trồng để cải tạo đất.
3. Bộ phận dùng
Lá, rễ.
4. Thành phần hoá học
Lá chứa một glucosid đặt tên là indican, chất này khi thuỷ phân cho glucosa và indoxyl. Trong không khí indoxyl cho màu xanh đậm, rất bền. Trong lá chàm bụi còn chứa nitropropanoylglucopyranoisid (planta medica 1978, 34, 172) và 2, 3,4, 6 tetra - (3 nitropropanoyl) α – D - glucopyranosa [Phytochem, 1989, 28(4), 1251] . Ngoài ra người ta còn tìm thấy louisfieseron .
5. Tính vị , công năng
Theo dong y chàm bụi vị đắng, hơi ngọt, tính lạnh, vào kinh can có công năng thanh nhiệt, hạ sốt, giải độc, làm mát máu, tiêu ban chân, tiêu sưng viêm cầm máu, có độc. Sách Lục xuyên bản thảo ghi: chàm bụi vị đắng, tính hàn. Sách "Quảng Tây dược dụng thực vật danh lục" ghi: chàm bụi có độc, có công năng lương huyết, giải độc.
6. Công dụng
Nước sắc lá chàm bụi có tác dụng làm toát mồ hôi , còn nước sắc rễ hạt được dùng trị giun cho người, còn chữa viêm đường tiết niệu. Thuốc có độc, ngày dùng 6 - 12g sắc lấy nước uống. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, lở loét, nổi bọng nước đau nhức, lấy lá chàm bụi, rửa sạch ,giã nát ,đắp [Nam dược thần hiệu].
Cũng thể chế thành bột chàm, cũng gọi là thanh đại như chàm mèo với công dụng tương tự. Để chữa trẻ em cam răng, dùng bột chàm bội vào chỗ lở loét chân răng, mỗi giờ bôi lần. Để chữa trẻ em sốt cao, co giật trợn mắt, hôn mê, mỗi lần tuỳ tuổi cho uống 0,2-0,5g. Ngày 6-10 lần, khỏi thì thôi.
Để chế bột chàm lấy lá tươi, ngâm nước PVC trong 12 giờ. Lọc bỏ xơ. Kiềm hoá bằng nước vôi và khuấy liên tục 4- 5 giờ. Để lắng, chắt bỏ nước. Bột chàm kết tủa, ép kiệt nước, thái thành miếng phơi trong mát đến khô. Bột chàm tốt phải chứa 60- 70% indigotin.
Ở Ấn Độ, chàm bụi được dùng chữa sốt, chống co thắt, lợi tiêu hoá, lợi tiểu. Còn dùng điều trị giang mai và động kinh. Nước sắc của lá chàm bụi làm ra mồ hôi . Nước sắc của rễ và hạt được dùng để trị giun, bệnh đường tiết niệu.
Ở Indonesia, dịch chiết là có tác dụng kháng khuẩn trên vi khuẩn Staphylococcus aureus để chữa các bệnh viêm nhiễm; còn dùng chữa đau dạ dày Perry et al., 1980: 218]. Nhân dân trong vùng đông bắc Braxin dùng nước sắc lá chàm bụi để chữa các bệnh nhiễm, viêm (Vieira et al., 2007).
7. Bài thuốc có bột chàm bụi
Chữa chảy máu mũi:
Bột chàm bụi, bồ hóng, mỗi vị lượng bằng nhau. Sao nhỏ lửa, tán thành bột, trộn đều. Uống mỗi lần 4g.
Chú ý: Lá chàm và bột chàm có độc, khi dùng cần thận trọng.
Có thể thấy, chàm bụi là cây thuốc có nhiều tác dụng hữu hiệu. Tuy nhiên, quý độc giả vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi sử dụng.