VỊ THUỐC HUYẾT KIỆT ÍT NGƯỜI BIẾT
Huyết kiệt là vị thuốc gì? Nghe tên cũng không thể đoán được nó thuộc thảo dược cây cỏ, hay khoáng vật hay động vật. Vị thuốc này có tác dụng gì? Cách dùng như thế nào? Cùng nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu những thông tin thú vị về vị thuốc này nhé!
Cây kỳ lân kiệt (Calamus draco Wild.)
1. Huyết kiệt là gì?
Huyết kiệt là nhựa khô phủ lên quả của cây kỳ lân kiệt (Calamus draco Wild.) hoặc một số cây song mây khác cùng chi (Calamus propinquus Becc.), thuộc họ dừa (Palmaceae).
- Mô tả dược liệu: Cây thảo dược loại song mây, có thể dài hơn 10 mét, đường kính từ 2-4cm. Lá mọc kép, so le, cùng về phía gốc hầu như mọc đối, có nhiều gai ở trên thân và lá. Hoa mọc đơn độc, đực cái khác gốc. Quả hình cầu đường kính chừng 2cm, khi chín có màu đỏ, trên quả rất nhiều vảy, khi quả chín, trên mặt những vẩy này phơi đầy chất nhựa máu đỏ.
Thường vào mùa hè sẽ thu hái quả chín. Quả chín về cho vào túi gai để vò xát thì chất nhựa khô dòn ở quả sẽ lỏng ra, xong rây riêng chất nhựa, bỏ tạp chất.
Phơi nắng hay đem cách thủy cho nóng chảy rồi đổ vào khuôn hình trụ đều nhau, hoặc thành từng cục được gói trong lá cây Cọ, hoặc đóng thành từng bánh tròn có khi nặng tới vài kg. Có khi người ta đun quả với nước để nhựa chảy ra rồi đóng thành bánh, nhưng loại nhựa này chất lượng kém hơn.
- Phân bố: Cây mọc hoang tại các đảo ở Indonexia, vị thuốc phải nhập.
2. Vị thuốc Huyết kiệt
- Bộ phận dùng: nhựa cây khô của cây kỳ lân kiệt, cây song mây, cây huyết kiệt. Sau khi chế biến có màu đỏ nâu, rất dòn và dễ vỡ vụn, nhiều người nghiền thành bột cho dễ sử dụng. Nếu để ý thấy những mảnh vụn bóng, trong, màu đỏ đẹp.
Vị thuốc Huyết kiệt
- Thành phần hóa học: Huyết kiệt có chất nhựa (dracocacmin, dracorubin), ester của acid benzoic và acid benzoylacetic với dracoresitanol, acid benzoic tự do và tinh dầu, anthoxyan… Tây y dùng làm thuốc bổ và chất săn da.
- Tính vị quy kinh: Theo Đông y, huyết kiệt vị ngọt mặn, tính bình; vào kinh Tâm bào và Can.
- Tác dụng: hoạt huyết, trừ ứ, sinh tân, giảm đau; thu mụn nhọt, lên da non. Chữa chấn thương huyết tụ, kinh nguyệt bế tắc gây đau; cầm máu chữa lành vết thương; trừ tà khí trong ngũ tạng.
- Liều dùng: 3 - 4g. Sắc uống cùng các vị thuốc khác. Cũng có thể dùng ngoài liều lượng vừa đủ.
Nói chung cái tên Huyết kiệt nói lên tác dụng của vị thuốc này có liên quan đến huyết(máu). Vị thuốc này hiện nay không được sử dụng rộng rãi như trước do phải nhập.
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
số 5-7 Khu tập thể Thủy sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0943986986 - 0937638282
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)