NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH VẢY NẾN
Vảy nến là một bệnh da liễu đặc trưng bởi tình tràng tế bão da cữ chết đi với tốc độ cực nhanh chóng tạo thành những mảng bảng dày sừng trên da bong thành từng lớp vảy trắng. Căn bệnh này gây nên sự khó chịu và mất tự tin cho người bệnh và còn ảnh hưởng sức khỏe nếu không điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân và cách phòng bệnh vảy nến là gì?
1. Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Hiện nay vẫn chưa rõ chính xác nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến mà chỉ có 1 số yếu tố nguy cơ như:
- Chấn thương phần mềm
Bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở những da bị chấn thương thậm chí cả những vết trầy xước nhẹ.Đây chính là yếu tố nguy cơ khiến bệnh khởi phát và làm nặng bệnh
- Các bệnh nhiễm trùng, viêm nhiễm
Nhiễm trùng thường thấy ở nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan. Điều này có thể làm nguyên nhân gây bệnh cũng như làm bệnh nặng thêm.
- Tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng một số thuốc về điều trị tăng huyết áp, sốt rét hay là các loại thuốc phi steroid cũng có thể gây khởi phát hoặc làm nặng thêm bệnh vảy nến.
- Căng thẳng, stress
Bệnh vảy nến có thể xảy ra đối với những người có dấu hiệu của stress, luôn trong trạng thái buồn phiền, lo lắng, giận dữ.
- Thay đổi thời tiết thất thường
Yếu tố thời tiết cũng là yếu tố dễ gây bùng phát bệnh vảy nến đặc biệt là thời tiết lạnh và khô. Tuy nhiên, một số người thường bùng phát bệnh nặng hơn khi tiếp xúc với nắng.
- Các chất kích thích
Rượu, bia, cá đồ uống có cồn cùng các chất kích thích như thuốc lá, café cũng có thể gây ra bệnh vảy nến.
2. Các biện pháp phòng bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến là một bệnh mạn tính kéo dài, để ngăn ngừa bệnh vảy nến và tránh bệnh tái phát thì cần thực hiện các biện pháp sau:
- Chế độ ăn uống
Tránh các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như hải sản (tôm, cua, ghẹ…), nhộng tằm, măng,
Không uống rượu bia và các chất kích thích
Không hút thuốc lá
Tăng cường các thực phẩm giàu omega 3, các acid béo không no, các loại hoa quả tươi giàu vitamin min
Uống nhiều nước mỗi ngày
- Chế độ sinh hoạt
Ngủ sớm, ngủ đủ giấc 8-9h mỗi ngày
Tránh căng thẳng, stress, thư giãn và nghỉ ngơi phù hợp
- Giữ vệ sinh sạch sẽ
Nên tắm thường xuyên mỗi ngày. Có thể đun nước lá tía tô cùng vài hạt muối để tắm mỗi ngày sẽ giúp nhanh làm lành tổn thương.
Cũng có thể dùng lá trà xanh để tắm
Không dùng xà bông, hóa chất, sữa tắm
Tránh tiếp xúc với nước rửa chén, xà phòng
Ngoài các biện pháp phòng bệnh thì cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và uống thuốc đúng theo đơn để bệnh được tiến triển tốt.