SẼ THẾ NÀO NẾU BẠN NGƯNG ĂN ĐƯỜNG
Bộ não chúng ta làm việc cần tiêu thụ một lượng chất đường bột nhất định, vì thế mà hầu hết ai cũng có ái tính với đường. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, cơ thể chúng ta cần đường, nhưng nếu sử dụng thả phanh loại thực phẩm chứa nhiều chất này lại là mối nguy hại rất lớn đến sức khỏe của chúng ta. Không chỉ ảnh hưởng đến nhan sắc, vóc dáng mà còn là nguy cơ của những căn bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường...
1. Giảm quá trình lão hóa
Có một quá trình trong cơ thể được gọi là glycation (tạm dịch: đường hóa). Đường gắn vào collagen và elastin, các protein giúp da chúng ta trở nên trẻ trung, qua đó làm giảm hiệu quả hoạt động của các protein này. Tuy không phải người nào có ngoại hình già nua cũng là những con nghiện đường, nhưng theo ước tính, với mỗi 180 g glucose thừa trong 1 lít máu, làn da của con người sẽ bị già đi thêm 5 tháng. Đó cũng là lý do mà đại bộ phận bệnh nhân tiểu đường nhìn già hơn so với người không mắc bệnh. Theo Viện nghiên cứu bệnh Viêm da mãn tính của Hoa Kỳ, quá nhiều đường trong máu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mụn trứng cá và các vết thâm trên bề mặt da.
2. Đương nhiên rồi, giảm cân
Về cơ bản, sử dụng nhiều đường trong một thời gian dài khiến cho cơ thể kháng hormone insulin, tích trữ them chất béo và làm chậm quá trình trao đổi chất. Tình trạng kháng insulin kéo dài dẫn tới bệnh tiểu đường. Và một khi quá trình này đã bắt đầu, nó rất khó để có thể đảo ngược. Ngoài ra, đường cũng ảnh hưởng tới leptin. Hormone này kiểm soát sự thèm ăn của cơ thể, cũng như ra tín hiệu để gan xử lý glucose (tích lại thành chất béo hay đốt cháy để sinh năng lượng). Khi đường cản trở các tín hiệu của leptin, cơ thể sẽ vô cớ thèm ăn dù không thực sự đó, góp phần vào quá trình tăng cân không thể kiểm soát.
3. Thoát khỏi trạng thái “nô lệ” của vị ngọt
Nhạt miệng, muốn ăn đồ ngọt, đó không phải là rối loạn về mặt cảm xúc là thực tế là một dạng rối loạn chức năng sinh học do đường gây ra. Khi ăn các thực phẩm có đường, cơ thể giải phóng serotonin và beta-endorphin, 2 chất dẫn truyền thần kinh giúp con người giảm bớt lo lắng, cải thiện tâm trạng cũng như tăng lòng tự trọng. Một cách tự nhiên, bộ não của bạn sẽ luôn thèm khát những giây phút như vậy. Tương tự như nghiện cocaine, vòng luẩn quẩn sẽ lặp lại với liều lượng ngày một cao lên. Tuy nhiên, việc “cai nghiện” đồ ngọt không phải là quá khó. Nếu kiên định trong vòng 10 ngày liên tiếp, cảm giác muốn ăn đồ ngọt sẽ chấm dứt.
4. Tăng đề kháng
Như đã nói, đường là thành phần gây nên chứng viêm mãn tính, làm suy giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch. Đây là nguyên nhân khiến cơ thể dễ mắc phải một số bệnh lặt vặt như cảm lạnh, cúm. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng của Mỹ, việc tiêu thụ 100g đường làm giảm tế bào bạch cầu – yếu tố tiêu diệt vi khuẩn lên đến 50%. Đáng nói hơn, quá trình này kéo dài đến 5 giờ. Hơn thế nữa, khi tiêu thụ quá nhiều đường, bạn có thể rơi vào trạng thái “say đường”. Cụ thể, cơ thể mệt mỏi, gần như kiệt sức, thiếu năng lượng hoạt động do nạp vào lượng lớn đường. Để tránh đi điều này, hãy chú ý bổ sung đầy đủ protein và chất béo lành mạnh để cơ thể khỏe mạnh. Một số loại thực phẩm tham khảo: trứng, cá hồi, chuối, sữa chua, chocolate đen…
5. Bạn sẽ ngủ ngon hơn
Hạn chế ăn đường và tinh bột trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn tránh việc tăng lượng đường trong máu, “kẻ thù” của những giấc ngủ ngon. Khi đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ tự tiết hormone để điều chỉnh. Quá trình này đồng thời cũng kích thích não bộ, do đó khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
6. Giảm nguy cơ bệnh tật
Một số bệnh như hen suyễn, dị ứng, bệnh tim và ung thư được cho là có nguồn gốc từ tình trạng viêm nhiễm mãn tính bên trong cơ thể. Dù thực tế, cơ thể chúng ta luôn có những khu vực bị viêm nhiễm nhất định (nhưng ở trong trạng thái không quá nguy hiểm và có thể kiểm soát) thì chế độ ăn uống nhiều đường, nhiều tinh bột lại làm nhiễu bộ não, từ đó dẫn tới các phản ứng chống viêm không cần thiết và gây ra tình trạng viêm nhiễm mất kiểm soát. Ngoài ra còn giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
7. Không còn những cơn mệt mỏi bất thường nữa
Bạn có bao giờ cảm thấy bỗng dưng mệt mỏi và kiệt sức vào khoảng 3 giờ chiều? Hoặc cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi sau khi đi một quãng đường dài? Nhiều người tìm tới các giải pháp như một lon nước ngọt như RedBull. Nhưng đó không phải là một giải pháp đúng đắn. Những thực phẩm giàu đường như nước ngọt có thể giúp tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng, khiến người ta cảm thấy khỏe khoắn hơn và não bộ sẽ ngừng sản sinh ra orexin, một loại pép-tít chịu trách nhiệm giữ cho con người tỉnh táo. Trong khi đó, đường trong các loại thực phẩm này lại bị cơ thể tiêu hóa rất nhanh. Do đó, cuối cùng thì cơ thể lại rơi vào trạng thái thiếu tỉnh táo. Quy trình này lặp lại và việc phụ thuộc vào đường như một chất kích thích sẽ không còn xa. Người ta sẽ dễ dàng cảm thấy mệt mỏi khi không có “kích thích”.
8. Tinh thần của bạn sẽ trở nên vui vẻ hơn
Lượng đường trong máu cao ngăn chặn hoạt động của các hormone tăng trưởng tác động đến các mô thần kinh não. Nếu thiếu một cách trầm trọng các hormone này, cơ thể sẽ dần rơi vào trạng thái trầm cảm, nghiêm trọng hơn là tâm thần phân liệt. Ngoài ra, như đã đề cập ở trên, các phản ứng không cần thiết của não sẽ dẫn tới chuỗi viêm nhiễm không thể kiểm soát và dẫn tới tình trạng không ổn định về thần kinh.
Tiến sỹ - lương y Phùng Tuấn Giang chủ tịch viện Nghiên cứu Phát triển Y dược cổ truyền Việt Nam, chủ tịch Tổ chức Quốc tế chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên tại Việt Nam chia sẻ về cách để ngưng ăn Đường mà ai cũng có thể làm được:
- Không uống soda. Bình chứa trung bình có chứa 40 gram đường. Sữa chế độ ăn kiêng có đường giả tạo có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến người dân. Chọn thức uống như nước và trà có hàm lượng đường thấp.
- Ăn thêm trái cây tươi, đó là thực phẩm chưa qua chế biến. Các loại trái cây đóng hộp hoặc đóng hộp thường có hàm lượng đường cao. Tương tự với nước trái cây. Ăn thực phẩm gần với trạng thái tự nhiên càng tốt.
- Bạn hãy tự làm nước xốt và nước sốt, được làm bằng rễ mũi, rau hoặc kem đã tinh khiết. Hầu hết các loại bánh và nước sốt đều có bột và đường.
- Tránh bánh quy, bánh ngọt và các sa mạc khác vì bột và đường thường là thành phần chính. Ăn trái cây khi bạn khao khát kẹo, hoặc thử các món tráng miệng không có đường và không bột. Chọn các loại hạt thay cho bánh kẹo hoặc bánh ngọt.
- Đọc nhãn. Kiểm tra các thành phần trong mỗi sản phẩm bạn ăn để tìm đường và bột. Những thành phần này có thể tồn tại ở những nơi mà bạn không bao giờ mong đợi. Hãy tìm những từ như "xi-rô ngô fructose cao" hoặc kết hợp các cụm từ với "lúa mì" trong đó, thường chỉ đường và bột.
Hoài Vũ (tổng hợp)