XỬ LÝ KHI ĐI BIỂN BỊ SỨA CẮN
Mùa hè tới mọi người thường dành khá nhiều thời gian để đi vui chơi, du lịch, tắm biển để giảm sự khó chịu và oi bức của mùa hè. Tuy nhiên không phải vùng biển nào cũng an toàn, bạn có thể gặp khá nhiều loại vật sống dưới biển và chúng có thể gây nguy hiểm cho bạn. Trong đó sứa biển là một loài động vật khá thường gặp và có thể gây hại đến sức khỏe. Cùng nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu cách xử trí khi đi biển bị sứa cắn.
1. Tìm hiểu về sứa biển
Sứa là loài vật có từ rất lâu đời và sống ở khắp mọi nơi trong đại dương bao la. Có nhiều loại sứa khác nhau từ loại sứa trong suốt đến loại có màu sắc với nhiều xúc tua và kích thước cũng khác nhau. Trong đó có 1 số loài sứa được người dân biển đánh bắt và chế biến để làm thành món nộm sứa thơm ngon ai cũng thích.
Khi con người xuống nước biển nếu bị sứa chích sẽ cảm thấy đau nhói. Các xúc tua của loài vật này sẽ chích vào con mồi và tiết ra nọc độc làm tê liệt mực tiêu. Thậm chí cả khi con sứa đã chết nếu không may dẫm phải vẫn có thể bị chích như bình thường.
Các biểu hiện khi bị sứa biển cắn:
- Cảm giác nóng rát, đau nhói như bị kim châm ở vùng sứa chích. Thường đau nhức lan tỏa ra khu vực xung quanh
- Trên da xuất hiện các vệt đỏ, nâu hoặc tím trên da chính là vết lằn của xúc tua sứa hoặc ở vị trí sứa chích.
- Sưng tấy vùng da bị sứa cắn
- Một số triệu chứng khác: Một số bệnh nhân bị sứa chích nghiêm trọng có thể xuất hiện các dấu hiệu nặng như đau bụng, buồn nôn, đau cơ, nhức đầu, khó thở,…
2. Xử trí khi bị sứa biển cắn
Khi bị sứa biển cắn cần nhanh chóng xử trí càng sớm càng tốt
- Bước 1: Loại bỏ các xúc tua sứa còn bám lại ở trên cơ thể.
Khi thực hiện bước này nên đeo găng tay, hoặc dùng túi nilon để lấy các tua sứa quấn trên da. Việc sử dụng tay không có thể khiến người cứu hộ cũng bị sứa chích
- Bước 2: Rửa sạch vùng sứa cắn
Bạn có thể dùng nước sạch, nước biển để rửa sạch làm giảm bớt độc tố của sứa. Nếu có điều kiện thì dùng nước dấm, nước chanh pha loãng để rửa sẽ hiệu quả hơn. Chú ý không được dùng nước ngọt hay nước nóng để rửa
- Bước 3: Chườm lạnh
Trong quá trình thực hiện các thao tác chú ý tránh động chạm hay di chuyển vùng bị thương quá nhiều. Sau khi làm sạch dùng đá lạnh chườm lên vết thương trong vòng 1 giờ để giảm đau nhức, giảm sưng. Tốt nhất là bọc đá qua 1 lớp vải để chườm là tốt nhất
- Bước 4: Sử dụng các loại kem bôi chứa kháng histamine, corticoid
Các loại kem bôi này sẽ giúp chống viêm, giảm sưng, giảm ngứa rất cần thiết cho bệnh nhân.
- Bước 5: Nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất
Khi bị sứa biển đốt có thể đơn thuần là các vết ban đỏ, cũng có thể gây nhiều triệu chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu vết chích nặng nhiều độc tố và không được xử trí kịp thời. Chính vì vậy cần thực hiện an toàn, bơi ở các vùng biển đã được kiểm soát và trang bị các kiến thức hữu ích cho bản thân.