THẦY THUỐC GIỎI PHẢI LÀ NGƯỜI GIỎI TÂM LÝ BỆNH NHÂN
Bạn Diệu 32 tuổi (Quảng Ninh) bệnh nhân U tuyến giáp tuy mới điều trị ở Thọ Xuân Đường chưa đầy một tháng, nhưng khi được hỏi về cảm nhận lần đầu đặt chân đến Thọ Xuân Đường, bạn ấy đã nhận xét: “Thầy G là người thầy thuốc Đông y đầu tiên em tiếp xúc, em thấy phong thái của thầy rất điềm tĩnh, nhẹ nhàng. Điều em cảm nhận được trong mỗi lời nói của thầy là luôn mong cho bệnh nhân đến đây đều được khỏi bệnh. Thầy nói rất ít, nhưng mỗi một câu nói của thầy em đều có cảm giác được như thế. Điều đó làm cho mình cảm thấy rất phấn khởi và yên tâm điều trị. Các bác sĩ, nhân viên điều trị ở đây cũng rất được, em cảm thấy hài lòng”.
Chồng của bệnh nhân Uyên 34 tuổi ở Lào Cai đang điều trị Xơ cứng bì tại đây cũng có chung nhận xét: “Khi gặp anh ấy, tôi tin tưởng ngay vì trước đó tôi cũng đưa vợ đi khám ở nhiều nơi rồi, nhưng khi nói chuyện với thầy thuốc này, tôi thấy anh ấy mặc dù là một thầy thuốc đông y nhưng khi nói về kiến thức tây y anh ấy rất am hiểu, thế thì về đông y anh ấy sẽ rất giỏi. Nghe anh ấy giải thích về căn bệnh của vợ tôi, sau đó động viên và căn dặn... vợ chồng tôi mừng lắm, vì đã tìm được đúng thầy đúng thuốc và quả nhiên là vậy”.
Mỗi câu chuyện của người bệnh nói theo một cách diễn tả khác nhau, nhưng GN đều cảm nhận được sự tin tưởng của bệnh nhân đối với thầy Giang khi lần đầu tiếp xúc. Có vài lần nghe được người Chủ nhiệm Nhà thuốc này ân cần giải thích cho bệnh nhân biết về quá trình sinh bệnh và hướng điều trị bệnh của họ tại đây, GN cũng thấy bị thu phục vì không phải thầy thuốc nào cũng dành thời gian để giải thích cho người bệnh hiểu cặn kẽ về bệnh tình. Thuật lại cảm nhận này như một câu hỏi, GN được thầy G giải thích: “Sở dĩ tôi phải nói rõ cho bệnh nhân biết căn nguyên sinh bệnh và hướng giải quyết bệnh cho họ tại đây vì khi bệnh nhân đã biết rõ bệnh và xác định tinh thần thì họ sẽ tích cực hợp tác, nghiêm túc điều trị, tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc, khi đó hiệu quả điều trị sẽ đạt cao hơn”.
Đúng vậy. “Ý nghĩ và cơ thể không thể tách rời” - Hóa ra một thầy thuốc Y học cổ truyền cũng rất thấm nhuần tư tưởng của Hypocrate - ông tổ của ngành y học hiện đại, người khởi nguồn cho phương pháp chữa bệnh bằng nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Nắm vững những lý luận của y học hiện đại biết kết hợp hài hòa với lý luận của y học cổ truyền, thêm vào đó lại giỏi nắm bắt tâm lý người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh, chính vì lẽ đó trong nhiều năm qua thầy G đã đạt được rất nhiều thành công, chữa trị hiệu quả cho không ít bệnh nhân mắc các căn bệnh khó như các bệnh về chuyển hóa miễn dịch, u bướu… Điều giỏi nhất ở thầy là khả năng xây dựng “kỹ năng mềm” nhuần nhuyễn trong giao tiếp với người bệnh, khiến cho người bệnh luôn cảm thấy tin tưởng và yên tâm điều trị.
GN ghi lại câu chuyện này với mong muốn những bác sĩ trẻ, lương y trẻ mới vào nghề ở Thọ Xuân Đường nói riêng, trong ngành y tế nói chung có thể thông qua đây có cách nhìn thực tế, linh hoạt hơn, để học hỏi được kinh nghiệm của những người thầy giỏi - thế hệ đi trước, áp dụng hỗ trợ vào công việc chuyên môn của mình được tốt hơn, thành công hơn.
Một tấm bằng giỏi hay khá, với phần lớn khối lý luận khổng lồ của nền y học, nhưng thiếu đi sự cọ xát thực tế, rèn luyện những kiến thức, những “kỹ năng mềm” khi hành nghề thì những người thầy thuốc trẻ cũng khó gặt hái được những thành công đáng có. Đối tượng cần quan tâm của người thầy thuốc chính là người bệnh. Hiểu được tâm lý người bệnh và khéo léo đưa họ “nhập cuộc” vào quá trình điều trị thì đã góp phần đưa người bệnh đến “đích” được nhanh hơn và kinh nghiệm điều trị của người thầy thuốc cũng qua đó ngày một nâng lên.