BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH XƯƠNG KHỚP TÁI PHÁT HIỆU QUẢ
Bài đăng Tạp chí Người Cao tuổi số 194 (3547) thứ 6 ngày 29/09/2023
Mỗi khi thời tiết chuyển mùa hoặc mưa gió lạnh nhiều thì bệnh cơ xương khớp lại tái phát khiến mọi người khổ sở. Nhất là những người trung niên, cao tuổi vốn có nhiều bệnh mạn tính trong người. Vậy làm thế nào để phòng chống bệnh cơ xương khớp tái phát mỗi khi giao mùa?
Các biện pháp phòng bệnh xương khớp tái phát
1. Lựa chọn thực phẩm có lợi cho hệ xương khớp
Không chỉ các loại thuốc uống, thuốc bôi mới có hiệu quả với bệnh xương khớp, việc lựa chọn thực phẩm cũng rất quan trọng.
Để tăng cường dịch khớp, giúp các khớp hoạt động trơn tru hơn thì cần dùng các thực phẩm có độ nhớt cao như đậu bắp, mồng tơi, mướp, ốc bươu vàng. Để xương chắc khỏe thì cần bổ sung thực phẩm giàu canxi, phosphat như hải sản, tôm, cua, ốc, thịt bò, các loại ngũ cốc hạt.
Bệnh nhân cũng cần tăng cường thực phẩm giàu acid béo omega 3 từ cá hồi, cá ngừ cùng các loại vitamin A, C, E trong rau xanh, hạt mầm, củ quả tươi để tăng sức mạnh cho hệ xương khớp. Ngoài ra cần hạn chế rượu bia, tránh ăn quá nhiều chất đạm cùng lúc để tránh khởi phát cơn gout cấp tính. Bệnh nhân cũng cần uống nhiều nước để tăng máu lưu thông tới xương khớp.
2. Rèn luyện sức khỏe cho hệ xương khớp
Hệ xương khớp cần được rèn luyện, vận động để tăng sự dẻo dai, giúp các cơ phát triển săn chắc để hạn chế việc teo cơ, cứng khớp theo thời gian. Tất nhiên bệnh nhân cần lựa chọn các bài tập phù hợp với thể lực và tình trạng sức khỏe, không được luyện tập quá sức.
Với những bệnh nhân bị cứng khớp, khó vận động buổi sáng thì nên tập yoga giúp làm dẻo dai cơ thể. Với bệnh nhân bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm thì có thể tập bơi, tập treo xà và các động tác giúp làm giãn cột sống, giúp giảm chèn ép và giảm đau.
3. Giữ ấm cơ thể
Mỗi khi thời tiết thay đổi, mưa gió thất thường hoặc gió lạnh về, nhiệt độ hạ xuống thường khiến bệnh cơ xương khớp tái phát. Vì vậy cần phải theo dõi dự báo thời tiết để lựa chọn quần áo phù hợp. Khi thời tiết lạnh nên mặc quần áo dài, đi tất chân, đeo găng tay và hạn chế ra ngoài trời. Đặc biệt cần tắm nước ấm nóng, tránh bị lạnh gây co cơ đột ngột cũng gây đau xương khớp.
Vào mùa đông, mùa xuân lạnh ẩm có thể sử dụng các phương pháp chườm ấm, chườm nóng bằng muối ngải cứu rang nóng, hoặc đơn giản với 1 chai nước ấm, túi chườm nóng. Sức nóng sẽ làm giãn cơ, giảm đau hiệu quả.
4. Các biện pháp khác
Để phòng ngừa bệnh cơ xương khớp thì bệnh nhân cũng cần giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng. Bởi béo phì thừa cân sẽ tăng áp lực lên khớp, khiến khớp phải chịu tải trọng quá lớn, lâu dần gây thoái hóa và tăng nguy cơ viêm khớp.
Bệnh nhân cũng nên thường xuyên xoa bóp, tập trị liệu để tăng cường máu lưu thống, giúp hệ xương khớp hoạt động trơn tru. Ngoài ra cần hiểu rõ tình trạng bệnh của bản thân, tuân thủ chỉ dẫn thuốc của y bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc giảm đau tây y.
Sống cùng bệnh thoái hóa đốt sống cổ mấy chục năm… cho đến ngày gặp được thầy, được thuốc!
Nhìn chị Lê Thị T.H, tôi không thể tưởng tượng chị đã phải chịu đựng căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ mấy chục năm trời, từ khi còn là một cô nữ sinh bậc trung học cho đến giờ tuổi đã ngoài ngũ tuần. Năm chị H. 17 tuổi, căn bệnh xương khớp bất trị này đã có mặt trong chị. Ngày ấy chị đi kiểm tra bị thoái hóa 3 đốt sống cổ và sự đau đớn hành hạ nhiều hơn vào những năm tháng chị một mình nuôi hai đứa con thơ dại. Chồng chị bị bệnh cảm nhập tâm, mất trước khi sinh con gái thứ hai 7 tháng. Vừa một mình nuôi con, vừa phải cầm cự với bệnh tật mỗi khi trái gió trở trời, khiến cho bệnh của chị ngày càng nặng hơn.
Chị cho biết: “Bắt đầu sinh cháu lớn, tôi đã bị cứng cổ, nhiều khi không cử động được, đau mỏi khó chịu lắm. Lúc ấy tôi cũng quyết tâm chữa trị cho bằng được, tìm kiếm khắp nơi uống đủ mọi loại thuốc, nhưng số kiếp không cho tôi gặp được thầy được thuốc, nên đành phải sống chung với bệnh tật cho đến nay.”
Cách đây 7- 8 năm, bệnh chị bắt đầu chuyển nặng, có nhiều lúc không đi được. 3 năm nay chị liên tục phải nằm viện. Con gái lớn thương mẹ bảo: “Mẹ ơi, giờ chúng con lớn rồi, con đã đi làm có thể đỡ cho mẹ, mẹ làm ít thôi, cố gắng tìm thầy tìm thuốc chữa trị cho khỏi, chứ mẹ cứ để thế này nó nặng lên mà mẹ nằm liệt, thì chúng con không biết làm thế nào”. Chị không cầm được nước mắt khi nghe con nói vậy, nên quyết định dẹp bớt công việc kinh doanh chăn, ga, gối đệm, thuê người làm đỡ, để có thời gian tập trung chữa bệnh.
Con gái lớn của chị H. đang làm việc tại Hà Nội, cứ nghe ngóng chỗ nào chữa xương khớp lại đến điện thoại hoặc tìm đến lấy thuốc gửi về nhà cho mẹ uống.
May mắn chị H. đã tìm được đúng địa chỉ
Chị H. kể: “Mấy chục năm nay, tôi đã uống không thiếu thứ thuốc gì... hễ ai mách thuốc gì hay cũng tìm đến. Cũng đã tin tưởng nhiều nơi xong rồi lại thất vọng. Trước khi tìm đến Thọ Xuân Đường tôi cũng đã uống thuốc ở một Trung tâm NC ứng dụng thuốc y học cổ truyền, uống liên tục 5 tháng nhưng không cảm thấy tác dụng gì, tôi quyết định dừng lại". Lúc đó chị mới nhớ đến Nhà thuốc cách đây 3 năm đã chữa khỏi bệnh hen phế quản cho con gái, chị quyết định xuống Hà Nội vừa đến thăm Nhà thuốc để cảm ơn và thử xem nhà thuốc này có điều trị được bệnh của chị không?
Sau khi thăm khám, TS. Lương y Phùng Tuấn Giang lên phác đồ gồm: Thuốc sắc, thuốc viên và kết hợp cấy chỉ. Điều trị ở Thọ Xuân Đường 3 tháng, chị đã cảm thấy như người khỏe hẳn, đi lại dễ dàng hơn, ăn ngủ tốt. Chị chia sẻ: “Thật sự uống thuốc ở đây thấy khác hẳn, 1-2 tháng đã thấy có nhiều dấu hiệu chuyển biến tốt chứ không như mấy chỗ trước tôi uống đến 5 - 6 tháng mà vẫn không đỡ… Đúng là tôi đã gặp được thầy, được thuốc rồi!”.
Cảm tưởng của bệnh nhân chấn thương xương khớp
Ông Đinh Trọng Oánh, là quân nhân nghỉ hưu tại xóm Quang Trung (xã Hà Hồi, Thường Tín, Hà Nội) bị tai nạn xe, chụp phim bị rạn xương chậu. Điều trị Tây y vùng đau đùi trái và tay trái khi ngã vật nghiêng người vùng này không bị sưng tấy nhưng đau đớn thì không hề giảm. Ban đêm không ngủ được vì nằm ở tư thế sấp, ngửa, nghiêng phải trái đều đau kêu rên ảnh hưởng tới gia đình.
Sau 58 ngày bị đau ông nhờ người đèo xe máy ra Nhà thuốc Thọ Xuân Đường xem mạch và lấy thuốc… Chưa một lần dùng thuốc nam nên trong lòng ông Oánh rất hoạt nghi ?!
Ông bắt đầu kể: “Ngày đầu tiên dừng thuốc đến tối thấy cơn đau dịu dần đi, người thoải mái, cảm giác đỡ khoảng 50 - 60%. Hết thang thứ nhất (sau 2 ngày uống) tôi đỡ rất nhiều, sau 6 ngày uống hết 3 thang tôi thấy đỡ hẳn. Tôi uống tiếp 3 thang nữa, tôi thấy triển vọng tốt, tôi uống tiếp 6 thang nữa, tất cả 12 thang, tôi khỏi hẳn. Cũng dịp này tôi lại bỏ thuốc lá nên người lại khoẻ hơn trước và sức khoẻ rất yên tâm. Tuổi mỗi ngày một cao, cứ mỗi năm tôi lại ra Thọ Xuân Đường 2 - 3 lần, mỗi lần 3 thang là có sức để làm và củng cố cho vết thương không hành hạ mình nữa. Từ đó tôi đã giới thiệu cho người thân, người nhà và những ai đau yếu ra Nhà thuốc Thọ Xuân Đường khám và điều trị”.
May mắn sau chặng đường dài tìm thầy tìm thuốc…
“Tôi là Lưu Văn Viễn, 64 tuổi ở thôn Đô Quan, xã Quất Động, Thường Tín, Hà Nội. Là bộ đội chống Pháp khi chiến đấu bị địch bắt và bị tù đầy đi Phú Quốc, bị sức ép của pháo địch, phổi bên trái bị yếu rồi tiến triển thành Amidan - viêm phế quản mãn tính. Xương cốt chân tay, cột sống bị đau nhức hơn 40 năm nay, tưởng như bệnh không thể cứu nổi… nhưng mày thay gặp thầy thuốc Thọ Xuân Đường ở nhà ông em rể và giới thiệu tôi để thầy khám và chữa bệnh. Tôi uống 30 thang bệnh đã khỏi. Tôi và gia đình tôi rất sung sướng phấn khởi”.
Thay đổi cách nhìn nhận về đông y từ chính trải nghiệm của bản thân
Bà Nguyễn Kim Oanh, 58 tuổi là giáo viên nghỉ hưu ở Tp. Hải Dương. Bà bị bệnh viêm đa khớp, tràn dịch khớp gối, thoát vị đĩa đệm. Điều trị từ bệnh viện Bạch Mai sau đó chuyển sang BV Quốc tế vinmec hơn 2 tuần không đỡ. Sau đó chuyển sang BV Lão khoa cũng không khỏi. Trong quá trình bà điều trị, bác sĩ tiêm khớp gối, hút dịch nhưng vẫn không đi lại được. Ngoài ra, bà còn bị suy gan, suy thận.
Vợ chồng cô Kim Oanh tại nhà thuốc
Biết tới Nhà Thuốc Thọ Xuân Đường rồi chồng đưa bà đến đây. Khi đến đầu gối sưng to không đi được, suy gan, suy thận, bệnh dạ dày, đại tràng và táo bón. Sau khi được TS - Lương y Phùng Tuấn Giang và đội ngũ nhân viên điều trị, tết năm ngoái các bệnh của bà Oanh bắt đầu thuyên giảm. Nhưng cách đây hơn 1 tháng, cô bị khó thở và có đi khám và chẩn đoán bà bị hen phế quản, trào ngược dạ dày và mỡ máu cao. Quyết định theo con đường điều trị Nam y tại Thọ Xuân Đường, được uống thuốc viên, thuốc sắc và cấy chỉ thì sau 1 tháng bệnh hen phế quản và dạ dày của bà Oanh đã tiến triển rất tốt, bệnh xương khớp cũng đã ổn định.
Thọ Xuân Đường là một nhà thuốc truyền thống với gần 400 năm chữa bệnh cứu người, 16 đời liên tục, với 3 Ngự Y triều đình. Nhà thuốc đã vinh dự được Hội Kỷ lục Gia Việt Nam, Tổ chức Guinness Việt Nam (thành viên của Tổ chức kỷ lục Guinness Thế giới) xác lập kỷ lục là Nhà thuốc gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam.
Link báo chí:
https://ngaymoionline.com.vn/bien-phap-phong-benh-xuong-khop-tai-phat-hieu-qua-47037.html
Tình Vũ