BỆNH ĐỘNG KINH CÓ CHỮA KHỎI ĐƯỢC KHÔNG ?
Đăng trên Sức khỏe cộng đồng số 13 ngày 06/07/2022
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO), có đến hơn 60 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh động kinh và ước tính có khoảng hơn 2 triệu người mắc mới mỗi năm. Vậy nên, việc phát hiện sớm và tìm ra phương pháp chữa khỏi bệnh động kinh đang trở thành một trong những vấn đề mang tính toàn cầu, và cũng là một thách thức lớn đối với nền y học hiện nay. Bệnh động kinh có chữa khỏi được hay không, làm thế nào để chữa trị dứt điểm được bệnh động kinh? Đó là một trong rất nhiều câu hỏi mà người bệnh động kinh đang quan tâm.
Đầu tiên, hãy hiểu đúng về bệnh Động Kinh
Động kinh (Epilepsy) là một bệnh lý của não bộ, được đặc trưng bởi sự phóng điện đột ngột quá mức, đồng bộ và nhất thời của một nhóm các neuron thần kinh trong não. Bệnh xảy ra bằng các triệu chứng tương ứng với vùng não bị kích thích, chúng thường là làm xuất hiện các cơn co giật lặp đi lặp lại nhiều lần với những thay đổi từ nhận thức, cảm giác đến hành vi vận động và chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể.
Bệnh động kinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp hơn cả là ở người già và trẻ em. Cụ thể, bệnh động kinh xuất hiện ở trẻ < 10 tuổi chiếm khoảng 40%, người < 20 tuổi chiếm khoảng 50% và có xu hướng tăng lên sau 60 tuổi.
Vậy, bệnh Động kinh có mấy loại?
Biểu hiện lâm sàng của cơn động kinh sẽ phụ thuộc vào vị trí phóng điện ở não và mức độ lan rộng của nó. Dựa vào triệu chứng lâm sàng, động kinh được chia làm hai nhóm chính là:
Động kinh toàn thể
Động kinh toàn thể xảy ra do sự kích thích cả 2 bên vỏ não và thường gây ra các cơn co giật toàn thân. Có 2 loại cơn động kinh toàn thể thường gặp nhất là cơn vắng ý thức và cơn co cứng – co giật toàn thể. Ngoài ra còn có cơn rung giật cơ và hội chứng West,...
Cơn co cứng - co giật toàn thể (Tonic – Clonic seizures): Đây là loại động kinh phổ biến ở người trưởng thành và có những biểu hiện khá rõ ràng, dễ nhận biết nhất. Người bệnh có thể mất ý thức, sau mất thăng bằng và ngã xuống, có thể kèm theo tiếng kêu, la hét, nhưng không phải vì đau đớn. Sau đó, người bệnh cũng xuất hiện những cơn co giật thật sự, họ không thể kiểm soát được tay chân do sự rung giật của các cơ. Cơn động kinh có thể xảy ra trong vòng vài phút hoặc lâu hơn, có thể kèm theo tình trạng tiểu không tự chủ và sùi bọt mép.
Cơn vắng ý thức (Absence seizures): Động kinh loại này thường xảy ra ở trẻ em. Biểu hiện đặc trưng nhất của loại động kinh này là mất ý thức trong khoảng 5 – 20 giây, ngừng đi, ngừng nói chuyện, mắt nhìn chằm chằm, đôi khi đảo mắt lên trên, trẻ đang cầm đồ bỗng nhiên đánh rơi… Chính vì vậy, nhiều trẻ bị động kinh thường không thể tập trung học và dẫn đến kết quả học tập giảm đi nhiều.
Cơn rung giật cơ (Myoclonic seizures): Động kinh loại này xảy ra khi có tình trạng giật cơ bắp đột ngột, không tự chủ, nhanh chóng ở 1 phần cơ thể hoặc toàn thân, nhưng thường xảy trong 1 thời gian ngắn. Có biểu hiện như bị “sốc điện” và thường khởi đầu ở tuổi thanh thiếu niên, cơn giật thường xảy ra vào buổi sáng, đôi khi làm bệnh nhân ngã nhưng hồi phục lại ngay lập tức.
Hội chứng West: Là một dạng động kinh toàn thể thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 3 đến 8 tháng tuổi, chiếm khoảng 2,8% động kinh trẻ em, nam nhiều hơn nữ. Các cơn động kinh thường xảy ra rất ngắn, tối đa trong khoảng 2-3 giây. 81% các trường hợp có sự co thắt gấp người cả hai bên cơ thể và đối xứng. Loại động kinh đặc biệt này khiến trẻ bị chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ, ảnh hưởng đến quá trình học tập sau này và có thể dẫn tới tự kỷ.
Động kinh cục bộ
Động kinh cục bộ gây ra do 1 ổ hưng phấn ở vỏ não, khiến 1 phần trong não có hoạt động bất thường. Chính vì thế, những biểu hiện của bệnh động kinh cục bộ cũng chỉ xảy ra ở một vài bộ phận trong cơ thể. Có thể chia động kinh cục bộ thành 2 loại là động kinh cục bộ đơn giản và động kinh cục bộ phức tạp.
Động kinh cục bộ đơn giản: Người bệnh có thể bị co cứng hay co giật ở một phần của cơ thể, thị giác và khứu giác trở nên bất thường, tâm trạng hồi hộp, lo lắng và sợ sệt điều gì đó mà không rõ lí do, cảm giác chóng mặt, hoa mắt và khó chịu trong bụng…
Động kinh cục bộ phức tạp: Khi cơn động kinh xảy ra, phần lớn người bệnh gần như mất nhận thức và không biết được cơn động kinh đang xảy ra. Họ nhìn chằm chằm, mặt đờ đẫn, giống như đang bị mơ hồ, lú lẫn. Người bệnh có thể có những hành vi vô nghĩa như khua tay, xoay đầu và đi đi lại lại… Khi tỉnh lại sau cơn động kinh, người bệnh không thể nhớ những gì đã xảy ra trước đó.
Nguyên nhân nào gây bệnh động kinh?
Do di truyền
Theo các nhà khoa học, một số loại động kinh có sự liên kết với các gen cụ thể. Tuy nhiên, những gen này chỉ là yếu tố khiến người bệnh nhạy cảm hơn khi bị tác động bởi môi trường có thể gây ra những cơn động kinh.
Chấn thương sọ não
Những tai nạn gây chấn thương nghiêm trọng khiến cho vùng não bị tổn thương chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh động kinh.
Chấn thương sản khoa
Trong trường hợp sản phụ bị nhiễm trùng, thiếu dinh dưỡng, em bé sinh ra có nguy cơ tổn thương não… sẽ dẫn đến chứng động kinh ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, khi chuyển dạ, trẻ bị ngath cũng có thể gây tổn thương não bộ hình thành cơn động kinh.
Do u não
Khoảng hơn 50% bệnh nhân bị u não có cơn động kinh. Trong đó, đa số là các cơn động kinh cục bộ, do khối u xâm lấn ở 1 thùy não nhất định như ở thùy thái dương, thùy trán,...
Do các bệnh lý mạch máu não
Hay gặp nhất là do u mạch máu, thông động- tĩnh mạch trong não, chảy máu não và chảy máu màng nhện gặp khoảng 15% các trường hợp. Huyết khối và tắc mạch máu não gặp khoảng 8%.
Do di chứng viêm não, màng não
Đa số gặp ở trẻ em, tiền sử có bệnh viêm não, viêm màng não.
Do nhiễm nang sán lợn ở não
Bệnh biểu hiện thường kèm theo có nang sán ở cơ, đáy mặt, trong não.
Ngoài ra, thói quen sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và ma túy cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới bệnh động kinh.
Bệnh động kinh ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?
Ảnh hưởng tới hệ thần kinh
Khi mắc bệnh động kinh, não bộ và hệ thần kinh chính là khu vực chịu nhiều tác động xấu nhất, bởi khi phóng điện, các neuron thần kinh điều khiển hoạt động của cơ thể bị rối loạn, người bệnh trải qua những cơn co giật cực kỳ nguy hiểm. Về lâu về dài, nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách, người mắc bệnh còn phải đối mặt với một số vấn đề nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim, mất hoàn toàn ý thức.
Ảnh hưởng tới hệ hô hấp
Khi lên cơn động kinh, người bệnh thường khó thở do thiếu oxy, lặp lại nhiều lần có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ, mệt mỏi, uể oải. Một số người bệnh do thiếu oxi trầm trọng trong cơn động kinh có thể tử vong.
Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản
Những người mắc động kinh có thể bị giảm khả năng sinh sản hơn so với người bình thường, như chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, chất lượng tinh trùng cũng suy giảm.
Ngoài ra, người bệnh còn đối mặt với các biến chứng liên quan tới tim mạch, hệ tiêu hóa, xương khớp,…
Bệnh động kinh có chữa khỏi được không?
Có chữa khỏi được bệnh động kinh không là 1 trong những câu hỏi thường gặp nhất của người bệnh. Theo thống kê cho thấy tỉ lệ chữa khỏi bệnh động kinh khá cao, có khoảng 70% người bệnh có thể cắt được cơn động kinh và trở lại cuộc sống bình thường sau một quá trình điều trị từ 2-3 năm. Và còn khoảng 30% người bệnh, tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng vẫn có thể dùng thuốc duy trì và đảm bảo một cuộc sống khỏe mạnh.
Một số phương pháp điều trị Tây y phổ biến là phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc kháng động kinh, tuy nhiên tác dụng phụ mang lại với cơ thể người bệnh cũng khá nhiều.
Hiện nay, dựa vào những lý luận y học cổ truyền kết hợp với cơ chế bệnh sinh, căn nguyên gây bệnh của y học hiện đại, Nam y đã nghiên cứu và ứng dụng điều trị bệnh động kinh một cách tối ưu. Một trong số những nhà thuốc đang ứng dụng Nam y trong chữa bệnh Động kinh đạt kết quả cao phải kể đến Nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường. Với kinh nghiệm hơn 400 năm chữa bệnh cứu người, 16 đời làm nghề y với bài thuốc gia truyền nhiều đời, Nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường đã và đang điều trị cho rất nhiều bệnh nhân không may mắc bệnh động kinh cho kết quả tốt. Ngoài sử dụng phương pháp “thất chẩn” để chẩn đoán một cách toàn diện về loại bệnh, giai đoạn, mức độ của bệnh động kinh, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường còn sử dụng phương pháp chẩn đoán kinh lạc thông qua các tỉnh huyệt bằng máy móc hiện đại, xác lập tình trạng bệnh theo quy luật sinh học. Từ đó xây dựng lên nguyên tắc chữa bệnh động kinh hiệu quả.
Bác sĩ Thu Thuỷ