Kỷ lục Giunees nhà thuốc đông y gia truyền nhiều đời nhất việt nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thọ Xuân Đường xưa
      • Lịch sử
      • Hình ảnh truyền thống
    • Thọ Xuân Đường nay
      • Thành tựu
      • Kế thừa truyền thống Nam y
  • Tin tức
    • Tin Nhà thuốc
    • Tin Y tế
  • Bệnh nhân nước ngoài
  • Bệnh phổ biến
    • Cơ xương khớp
    • Hen phế quản
    • Xoang
    • Tiêu hóa
    • Gan, mật
    • Tim mạch
    • Thận, tiết niệu
    • Bệnh ngũ quan
    • Rối loạn chuyển hóa lipid
    • Bệnh nội tiết
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Hô hấp
    • Vô sinh
    • Nam khoa
    • Sản phụ khoa
    • Ngoài da
    • Mất ngủ
    • Suy nhược cơ thể - suy nhược thần kinh
    • Thần kinh - tâm thần
    • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh khó
    • U, hạch - Ung thư
      • U phổi
      • U gan, mật
      • Máu - Bạch huyết
      • U tuyến giáp
      • U khoang miệng, họng
      • U thực quản
      • U dạ dày
      • U đại trực tràng
      • U Vú
      • U thận tiết niệu
      • U sinh dục nữ
      • U sinh dục nam
      • U não - thần kinh
      • Kiến thức ung thư
    • Xơ cứng bì
    • Động kinh
    • Loạn dưỡng cơ
    • Tiểu đường
  • Kho báu dược liệu
    • NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ
    • Cây thuốc - Vị thuốc
  • Kiến thức mỗi ngày
    • Giải độc cơ thể
    • Dinh dưỡng
    • Châm cứu - XBBH
    • Làm đẹp
    • Miễn dịch
    • Đông y chữa bệnh
    • Dưỡng sinh
    • Luật - Lệ âm dương
      • Tâm linh thời đàm
      • Văn bản pháp quy về YHCT
      • Lý luận YHCT
      • Kinh dịch
  • Liên hệ
    • Bản đồ chỉ dẫn
  • SỐNG KHỎE
    • Sức khỏe ngàn vàng
    • Alo bác sĩ
    • Thầy thuốc tốt nhất là chính mình
    • Phòng chống COVID-19 bằng YHCT
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thọ Xuân Đường xưa
      • Lịch sử
      • Hình ảnh truyền thống
    • Thọ Xuân Đường nay
      • Thành tựu
      • Kế thừa truyền thống Nam y
  • Tin tức
    • Tin Nhà thuốc
    • Tin Y tế
  • Bệnh nhân nước ngoài
  • Bệnh phổ biến
    • Cơ xương khớp
    • Hen phế quản
    • Xoang
    • Tiêu hóa
    • Gan, mật
    • Tim mạch
    • Thận, tiết niệu
    • Bệnh ngũ quan
    • Rối loạn chuyển hóa lipid
    • Bệnh nội tiết
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Hô hấp
    • Vô sinh
    • Nam khoa
    • Sản phụ khoa
    • Ngoài da
    • Mất ngủ
    • Suy nhược cơ thể - suy nhược thần kinh
    • Thần kinh - tâm thần
    • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh khó
    • U, hạch - Ung thư
      • U phổi
      • U gan, mật
      • Máu - Bạch huyết
      • U tuyến giáp
      • U khoang miệng, họng
      • U thực quản
      • U dạ dày
      • U đại trực tràng
      • U Vú
      • U thận tiết niệu
      • U sinh dục nữ
      • U sinh dục nam
      • U não - thần kinh
      • Kiến thức ung thư
    • Xơ cứng bì
    • Động kinh
    • Loạn dưỡng cơ
    • Tiểu đường
  • Kho báu dược liệu
    • NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ
    • Cây thuốc - Vị thuốc
  • Kiến thức mỗi ngày
    • Giải độc cơ thể
    • Dinh dưỡng
    • Châm cứu - XBBH
    • Làm đẹp
    • Miễn dịch
    • Đông y chữa bệnh
    • Dưỡng sinh
    • Luật - Lệ âm dương
      • Tâm linh thời đàm
      • Văn bản pháp quy về YHCT
      • Lý luận YHCT
      • Kinh dịch
  • Liên hệ
    • Bản đồ chỉ dẫn
  • SỐNG KHỎE
    • Sức khỏe ngàn vàng
    • Alo bác sĩ
    • Thầy thuốc tốt nhất là chính mình
    • Phòng chống COVID-19 bằng YHCT
Đóng

SKCĐ - Vì sao Trung Quốc dùng y học cổ truyền để đẩy lui Sars-CoV-2

Thứ tư, 29/07/2020 | 11:11

Có thể thấy từ xa xưa Trung Quốc đã dùng YHCT trong phòng chống ôn dịch rất hiệu quả. Rất nhiều phương thuốc y học cổ truyền cổ được lưu giữ và để điều trị bệnh ngày nay, đều do các danh y trong quá trình thực chiến với dịch bệnh đúc kết mà ra. Cuộc chiến chống lại SARS-CoV-2  ở Trung Quốc là một minh chứng.

 

VÌ SAO TRUNG QUỐC DÙNG Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐỂ ĐẨY LUI SARS-CoV-2

Có thể thấy từ xa xưa Trung Quốc đã dùng YHCT trong phòng chống ôn dịch rất hiệu quả. Rất nhiều phương thuốc y học cổ truyền cổ được lưu giữ và để điều trị bệnh ngày nay, đều do các danh y trong quá trình thực chiến với dịch bệnh đúc kết mà ra. Cuộc chiến chống lại SARS-CoV-2  ở Trung Quốc là một minh chứng.

Truyền kỳ các triều đại Trung Quốc vượt qua các đại dịch

Thời nhà Tống, có nhiều dịch bệnh và triều đình thường cử các quan thần y đến phân phát thuốc cho các địa phương. Cuốn ‘Thôn y đồ’ của thần y Lý Đường thời nhà Tống đã mô tả sinh động hình ảnh các y sĩ cứu người.   

Trong các triều đại nhà Ân Thương, cống thoát nước hoàn thiện được khai quật ở Ân Khư (nay là thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam), được coi là minh chứng cho thấy các thành đô cổ đại đã có các cơ sở y tế công cộng, có lợi cho việc giảm tỷ lệ mắc bệnh.

Thời chiến quốc, Chu Vương Thất thường xuyên tổ chức các nghi lễ trừ tà dịch, còn phong quan chuyên phụ trách việc giải trừ dịch bệnh. Trong cuốn sách cổ thời tiền Tần “Sơn Hải Kinh” đã ghi chép về 7 loại thuốc chữa bệnh dịch.

Sau triều đại Tần và Hán, y học Trung Quốc đã trưởng thành hơn. Trong cuốn ‘Hoàng đế nội kinh’ đã đưa ra ý tưởng hoàn chỉnh phòng chống dịch bệnh. Cuốn sách là một bản tóm tắt về cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động chống lại bệnh tật ở Trung Quốc cổ đại. Cuốn sách đề xuất mọi người cần tăng cường phòng ngừa trước khi bị mắc bệnh, hoặc sớm đi điều trị trong thời kỳ đầu khởi bệnh, và phòng tái phát sau khi khỏi bệnh.   

Các tác phẩm kinh điển khác của y học Trung Quốc, như ‘Thương hàn tạp bệnh luận’ và ‘Thần nông bản thảo kinh’ cũng đưa ra những biện chứng phòng tránh bệnh và kiến thức về dược liệu. 

Đến triều đại nhà Tùy, người dân nhận thức rằng các bệnh truyền nhiễm là do bị mắc phải “tà khí”.

Thời nhà Ngô, danh y Ngô Hựu Khả cũng chỉ ra một cách sắc sảo rằng "khí là vật chất, và vật chất là khí". Nguyên nhân ngây bệnh có thể là một số chất vô hình, rất gần với giả thuyết về nguyên nhân của vi khuẩn.

Về mặt phòng ngừa, thần y Hoa Đà đã đề xuất sử dụng rượu Chư Tô (còn gọi là Tuế tửu, là một loại rượu thời cổ đại người dân thường dùng trong lễ tết đầu năm). Danh y Cát Hồng đề xuất sử dụng Lão quân thần minh tán (một phương thức y học cổ truyền), sau đó, có người đề xuất uống Hoắc hương chính khí tán (một đơn thuốc y học cổ truyền, có tính hút ẩm và điều hòa khí huyết). Triều đại nhà Tống, người dân sử dụng rộng rãi hương dược để phòng chữa bệnh tật. Tới thời đại nhà Minh, dân chúng lại lưu hành phương thức đốt các loại hương nhang để thanh lọc không khí.

Vào giữa triều đại nhà Minh, phương pháp “tiêm phòng thủy đậu” xuất hiện trong nhân gian. Đây là một phương pháp cổ đại dựa trên nguyên lý lấy độc trị độc, hay còn được coi là cách miễn dịch nhân tạo thời cổ đại. Thường thấy nhất là lấy nhân đậu mùa của bệnh nhân thủy đậu, thổi vào mũi của trẻ em khỏe mạnh, khiến những đứa trẻ này sốt, kích hoạt hệ thống miễn dịch với bệnh đậu mùa. Nhân đậu mùa chính là “vắc xin”. Sau đó, một số sứ thần từ nước ngoài cũng đến để học hỏi và mang cách làm này sang châu Âu, tạo nền tảng vững chắc cho việc tiêu diệt dịch bệnh thủy đậu. 

Ngay từ thời nhà Tấn, các biện pháp phòng chống dịch bệnh đã được hình thành một cách thể chế hóa. Triều đình quy định rằng các triều thần nếu trong nhà có người bệnh và lây nhiễm từ ba người trở lên, cho dù bản thân không có bệnh cũng không được phép vào cung trong 100 ngày.   

Vào thời nhà Tống, có nhiều dịch bệnh và triều đình thường cử các quan thần y đến phân phát thuốc cho các địa phương. Cuốn ‘Thôn y đồ’ của thần y Lý Đường thời nhà Tống đã mô tả sinh động hình ảnh các y sĩ cứu người, người dân rất chú trọng việc xử lý xác chết của người bệnh, đa số đều phải hỏa táng càng sớm càng tốt.    

Trong cung đình nhà Thanh, “tỵ đậu sở" được lập nên để cách ly những người bị nhiễm bệnh đậu mùa, quy định rằng sau 9 ngày cách ly người thân mới được tới thăm. 

Ở Trung Quốc cổ đại, có rất nhiều bậc y vĩ đại đã xuất hiện, để lại cho các thế hệ hậu nhân một gia tài về tinh thần phú quý và kinh nghiệm phòng ngừa và điều trị ôn dịch. Rất nhiều phương thuốc y học cổ truyền vẫn còn được sử dụng để điều trị bệnh ngày nay, đều do các danh y trong quá trình thực chiến với dịch bệnh đúc kết mà ra. Ví dụ như các phương thuốc Đạt nguyên ẩm của Ngô Hựu Khả, Ngân kiều tán của Diệp Thiên Sĩ và Ngô Cúc Thông, Thanh ôn bại độc ẩm của Dư Lâm, Thăng hàng tán của Dương Lật Sơn … 

Hiệu quả từ việc dùng YHCT trong điều trị SARS-CoV-2 tại Trung Quốc

Một số chuyên gia Trung Quốc cho biết, đã chứng kiến tỷ lệ bệnh nhân phục hồi sau khi sử dụng kết hợp các bài thuốc của y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) và thuốc tây cao hơn so với khi điều trị bằng các phương pháp chính thống. Ngoài việc đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn...90% các ca bệnh tại Trung Quốc được chữa khỏi là dùng thuốc đông y. Với hơn 80 ngàn ca mắc nhưng họ đã chữa khỏi đến gần 70 ngàn ca chỉ nhờ đông tây y kết hợp. 

Ông Từ Nam Bình, Thứ trưởng Bộ khoa học và công nghệ Trung Quốc cho biết, khoảng 85% bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 ở Trung Quốc đã được điều trị kết hợp giữa y học cổ truyền Trung Quốc và thuốc tây.

Y học cổ truyền được áp dụng điều trị cho hơn nửa số bệnh nhân nhiễm dịch COVID-19 tại tỉnh Hồ Bắc (tức hơn 27.200 người), theo Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc.

Song Juexian, một bác sĩ của khoa TCM và Tây y kết hợp tại Bệnh viện Xuanwu, Bắc Kinh cho biết, y học cổ truyền Trung Quốc có lợi trong việc tăng cường cân bằng nội môi (duy trì sự ổn định môi trường bên trong cơ thể) cho bệnh nhân.

Phát ngôn viên của Ủy ban Y tế Bắc Kinh Gao Xiaojun cũng mong muốn thúc đẩy việc sử dụng phương pháp cổ truyền này và cho rằng TCM đóng góp đáng kể vào quá trình phục hồi của bệnh nhân. Theo ông Gao, 87% bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 ở Bắc Kinh đã được điều trị bằng y học cổ truyền và 92% trong đó đã cải thiện tình trạng sức khỏe.

Giám đốc khoa y học kết hợp tại Bệnh viện Ditan Bắc Kinh cho biết, 90% các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 tại bệnh viện đang được điều trị kết hợp có sử dụng y học cổ truyền Trung Quốc. Tỷ lệ bệnh nhân hồi phục khi điều trị bằng TCM là 87,5% và con số này tăng lên 92,3% khi điều trị thêm bằng các loại thuốc tây.

Tân Hoa xã dẫn lời phó chủ nhiệm Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc Vương Hạ Thắng ngày 15-2 cho biết y học cổ truyền Trung Quốc không chỉ được dùng để điều trị cho hơn nửa số bệnh nhân nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra tại tỉnh Hồ Bắc, mà còn được dùng như một biện pháp để ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh ở cấp cộng đồng. Ông Vương cũng nhấn mạnh điều trị kết hợp giữa y học cổ truyền Trung Quốc và Tây y là chìa khóa quan trọng trong việc chống lại dịch bệnh Sars-CoV-2.

Tâm điểm dịch Châu Âu - Italy cũng đã gọi cứu viện từ Trung Quốc, sau khi đặt chân đến Italy các chuyên gia Trung Quốc đã bắt tay vào việc giúp Italy xử lý và chữa trị Sars-CoV-2. Ngay sau đó một số công ty phía Italy đã ký với Trung Quốc để nhập một lượng lớn thuốc đông y về để chữa trị. Các chuyên gia Trung Quốc cho biết: Nếu Italya làm theo họ thì chỉ trong vòng 1 tháng sẽ khống chế được dịch.

Tiến sĩ - lương y Phùng Tuấn Giang chia đơn thang thuốc Thanh phế bài độc phù chính thang

Phác đồ hỗ trợ điều trị Sars-cov-2 bằng y học cổ truyền

Theo Tiến sĩ – lương y Phùng Tuấn Giang, chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, chủ tịch Tổ chức Quốc tế chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên tại Việt Nam, chủ nhiệm Nhà thuốc Thọ Xuân Đường cho hay: “Cũng như các bệnh truyền nhiễm khác, người nhiễm Sars-cov-2 đều trải qua các giai đoạn bệnh từ ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và lui bệnh. Thời gian diễn biến của mỗi giai đoạn cũng như mức độ nặng của bệnh khác nhau trên mỗi bệnh nhân. Ứng với mỗi giai đoạn bệnh, y học cổ truyền mô tả các chứng hậu, chứng trạng và đưa ra pháp phương điều trị riêng”. Ông đã đưa ra phác đồ điều trị Sars-cov-2 bằng y học cổ truyền như sau:

Giai đoạn đầu: Hàn thấp uất phế

Biểu hiện lâm sàng: Bệnh nhân có những biểu hiện: Gai lạnh, sốt hoặc không sốt, ho khan, khô họng, mệt mỏi, tức ngực, nôn hoặc buồn nôn. Lưỡi nhạt hoặc hơi đỏ, rêu lưỡi màu trắng và nhờn. Mạch nhu.

Pháp điều trị: Tán hàn giải phế uất

Phương dược: Thương truật 15g, Trần bì 10g, Hậu phác 10g, Hoắc hương 10g, Thảo quả 6g, Ma hoàng 6g, Khương hoạt 10g, Hạt cau 10g, Hạt tía tô 6g, Lá tre 5g, Hương nhu 10g, Cam thảo nam 5g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng, tối. Khi sắc cho thêm 5 lát Gừng tươi

Giai đoạn giữa: Dịch độc bế phế

Biểu hiện lâm sàng: Thân nhiệt bất thoái (sốt liên tục dai dẳng) hoặc hàn nhiệt vãng lai (lúc nóng lúc lạnh), ho ít đờm hoặc đờm màu vàng, trướng bụng và táo bón. Tức ngực, khó thở, ho, thở khò khè, khó thở nhiều khi vận động. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn hoặc vàng khô. Mạch hoạt sác.

Pháp điều trị: Thanh phế bài độc

Phương dược: Hạnh nhân 10g, Thạch cao 30g, Qua lâu 30g, Đại hoàng 6g (sắc sau), Ma hoàng 6g, Đình lịch tử 10g, Đào nhân 10g, Thảo quả 6g, Hạt cau 10g, Thương truật 10g, Cỏ nhọ nồi 10g, Kim ngân hoa 10g, Rau má 10g, Cúc hoa 10g, Cát cánh 10g, Kinh giới tuệ 10g, Cam thảo nam 5g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng, tối.

Giai đoạn trọng chứng: Nội bế ngoại thoát

Biểu hiện lâm sàng: Khó thở, suy hô hấp hoặc thở máy phụ trợ, kèm theo ngất xỉu, khó chịu, chân tay ra mồ hôi lạnh, lưỡi tím sẫm, rêu dày hoặc khô. Mạch phù đại vô căn.

Pháp điều trị: Hồi dương ích khí, cứu thoát

Phương dược: Nhân sâm 12g, Hắc phụ tử 8g (sắc trước), Sơn thù du 15g, Bạch truật 15g, Thanh mộc hương 15g, Hương phụ 8g, Kha tử 10g, Bạch đàn hương 10g, Trầm hương 6g, Xạ hương 4g, Đinh hương 7g, Uất kim 10g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng, tối.

Giai đoạn hồi phục: Phế tỳ khí hư

Biểu hiện lâm sàng: Khó thở, mệt mỏi, uể oải, chán ăn, buồn nôn, đầy bụng, phân nát, đại tiện vô lực. Lưỡi phình nhợt, rêu lưỡi trắng nhờn.

Pháp điều trị: Kiện tỳ bổ phế khí

Phương dược: Bán hạ chế 9g, Trần bì 10g, Đảng sâm nam 15g, Sa sâm 10g, Thạch hộc 10g, Ngọc trúc 10g, Bạch truật 10g, Hoàng kỳ chích 30g, Phục linh 15g, Hoắc hương 10g, Sa nhân 6g (sắc sau).

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng, tối.

Trong quá trình theo dõi, điều trị, bệnh nhân nhất thiết phải được cách ly, thực hiện hồi sức cấp cứu y học hiện đại khi cần, ăn uống đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng chất để nâng cao thể trạng, đẩy lùi bệnh tật. Bệnh nhân không được tự ý cắt thuốc sử dụng, khi điều trị theo phác đồ này nhất thiết phải được khám và có chỉ định của thầy thuốc.

Ngoài ra có rất nhiều bài thuốc uống để phòng bệnh dịch, một trong số đó là bài thuốc Thanh phế bài độc phù chính thang đang được Nhà thuốc Thọ Xuân Đường tặng miễn phí 2000 thang thuốc chung tay vì cộng đồng đẩy lùi Sars-cov-2. 

Thang thuốc này có tác dụng thanh phế, bài độc, phù chính; ức chế vi khuẩn, virus, chống viêm, nâng cao sức đề kháng. Phương thuốc phù hợp với mọi lứa tuổi, có thể giúp phòng bệnh, hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp, nhất là các bệnh hô hấp do vi khuẩn, virus gây nên. 

Phương thuốc là sự kết hợp của các vị thuốc quý trong y học cổ truyền, tạo nên tổ hợp mạnh mẽ giúp thanh phế, bài độc, phù chính, tăng miễn dịch, ức chế virus, hỗ trợ phòng chống cúm. Bên cạnh những vị thuốc có tính kháng khuẩn, kháng virus tự nhiên, phương thuốc này còn có những vị thuốc bổ, giúp bổ khí huyết, tạng phủ giúp nâng cao chính khí, tăng sức đề kháng. Việc nâng cao đề kháng rất quan trọng, đúng theo tư tưởng trị vị bệnh (phòng trước khi chưa bệnh, nếu có bệnh thì phòng biến chứng).

Tình Vũ ghi

Link Báo sức khỏe cộng đồng điện tử: 

https://baosuckhoecongdong.vn/vi-sao-trung-quoc-dung-y-hoc-co-truyen-de-day-lui-sars-cov-2-158442.html

 


Dành cho bệnh nhân
  • Cảm tưởng bệnh nhân
  • Khám chữa các chứng bệnh
  • Đặt lịch khám
  • Khám bệnh trực tuyến
  • Hoạt động từ thiện
  • Khám cho bệnh nhân nước ngoài
  • Các dịch vụ khác
Sản phẩm
  • Thuốc quý
  • Thuốc ngâm rượu
Free Hit Counter
  1. Trang chủ
  2. SỐNG KHỎE
  3. Phòng chống COVID-19 bằng YHCT

Điện thoại liên hệ:0943.986.986

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Tin mới nhà thuốc
SKCĐ - Xơ cứng bì hệ thống gây ra bệnh phổi kẽ và tăng huyết áp phổi

SKCĐ - Xơ cứng bì hệ thống gây ra bệnh phổi kẽ và tăng huyết áp phổi Mới

SKCĐ - Bệnh loạn dưỡng cơ Becker được điều trị như thế nào?

SKCĐ - Bệnh loạn dưỡng cơ Becker được điều trị như thế nào? Mới

SKCĐ - Cô gái 19 tuổi động kinh do áp lực học hành: Một câu chuyện cảnh tỉnh

SKCĐ - Cô gái 19 tuổi động kinh do áp lực học hành: Một câu chuyện cảnh tỉnh

SKCĐ - Điều trị bằng Nam y: 3 tháng hết viêm khớp dạng thấp, 7 năm không tái bệnh

SKCĐ - Điều trị bằng Nam y: 3 tháng hết viêm khớp dạng thấp, 7 năm không tái bệnh

SKCĐ - Người đàn ông điều trị 1 năm xơ cứng bì bằng Nam y - Ổn định đến 10 năm sau

SKCĐ - Người đàn ông điều trị 1 năm xơ cứng bì bằng Nam y - Ổn định đến 10 năm sau

Truyền thông
  • Phóng sự truyền hình
  • Chuyên gia nói
  • Thành tích
  • Trang Thơ
  • Báo chí viết
  • Kỉ niệm 370 năm
Đối tác
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>

NHÀ THUỐC GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG 

CƠ SỞ 1: 99 - PHỐ VỒI - THƯỜNG TÍN - HÀ NỘI,  ĐIỆN THOẠI: 024.3385.3321

CƠ SỞ 2: SỐ 5 - 7 KHU THỦY SẢN, NGÕ 1 LÊ VĂN THIÊM - NHÂN CHÍNH - THANH XUÂN - HÀ NỘI,  ĐIỆN THOẠI: 024.8587.4711

Hotline: 0943.406.995 - 0943.986.986 - 093.763.8282(24/24h) Fax: 024.3569.0442

WEBSITE: Dongythoxuanduong.com.vn - Email: [email protected]

Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số: 09/SYT - GPHĐ

Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0500438313 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 23/04/2002. 

 

 

Cấm sao chép dưới mọi hình thức. Nội dung trên website này chỉ có tác dụng tham khảo,
bệnh nhân không tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

0943.986.986
Flow Us: