Theo y học cổ truyền, măng có tính hàn, hơi đắng nhưng vị ngọt có tác dụng hóa đàm hạ khí, tiêu thực giải độc, thanh nhiệt, thông lợi nhị tiện nên được dùng làm món ăn chữa nhiều bệnh.
1. Tác dụng măng tươi chữa táo bón nhiệt
Luộc chín 60g măng tươi, rồi thái miếng, sau đó ninh nấu cháo cùng với 100g gạo tẻ, nêm gia vị, mục ra bát, ăn thành nhiều bữa.
2. Tác dụng măng tươi mới nhú chữa mụn đầu đinh, mụn nhọt
Chọn măng mới nhú khỏi mặt đất, lấy 20g, 10g bồ công anh, 5g gừng tươi, rửa sạch, thái nhỏ tất cả, rồi sắc với 2 bát nước dùng 1 bát, chia ra uống 1 ngày 2 lần.
3. Tác dụng măng tre chữa hen phế quản
Sử dụng 40g măng tre và 2 con ốc sên (loại ốc sên không vảy, vỏ to và màu vàng nâu). Đem đập vỏ ốc sên lấy thịt bỏ nội tạng, rồi đem xát phèn chua, rửa sạch sẽ hết chất nhớt. Nướng vàng lên rồi cho vào nồi đun lấy nước đặc sệt. Giã nát măng tre lấy nước hòa với nước ốc sên, cho uống liên tục đến khi bệnh tình ổn định.
4. Tác dụng măng tươi mới nhú chữa lồng ngực tức khó chịu và bị ho do đờm nhiệt.
Đem luộc 60g măng tươi mới nhú, khi chín vớt ra thái miếng, rồi xào với dầu vừng và gừng tươi thái dài sợi chỉ, nêm gia vị, ăn khi còn nóng.
5. Tác dụng măng tươi chữa táo bón nhiệt
Luộc chín 60g măng tươi, sau đó thái miếng, dùng 100g gạo tẻ ninh với măng thành cháo, nêm gia vị, ăn nhiều lần trong ngày.
6. Tác dụng măng tre chữa ho do phong nhiệt
Sử dụng 20g măng tre, 10g rễ dâu (rửa sạch, cạo vỏ, tẩm với mật rồi sao vàng), 20g me chua đất, 8g gừng tươi. Rửa sạch và giã nát tất cả nguyên liệu, thêm mật ong, đường rồi hấp cơm, sau đó cho bệnh nhân uống.
7. Tác dụng măng tươi chữa sởi, thủy đậu, táo bọn giai đoạn đầu ở trẻ em
Nguyên liệu bao gồm Cá diếc, măng tươi, gừng tươi, chút hạt tiêu và rượu vang. Làm sạch các nguyên liệu, măng thái miếng, gừng thái sợi chỉ, cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun chín chế thêm gia vị, chia ăn nhiều lần trong ngày.
Tiến sĩ - Lương Y: Phùng Tuấn Giang (Thọ Xuân Đường)