Triệu chứng và phương pháp tự chữa bệnh kiết lỵ
Bệnh kiết lỵ là một loại bệnh truyền nhiễm đường ruột do lỵ trực khuẩn hoặc lỵ amip gây ra, là một trong các bệnh cấp tính thường thấy về mùa hạ - thu. Biểu hiện lâm sàng là phát sốt, đau bụng, tiêu chảy, từ cấp tính chuyển thành nặng, đặc điểm là đại tiện ra máu sền sệt.
Đông y phân loại bệnh này thành 4 loại:
1. Kiết lỵ thấp nhiệt: Triệu chứng là đau bụng tiêu chảy, từ cấp sang nặng, phân là máu sền sệt, hậu môn nóng, tiểu tiện ngắn, nước tiểu đỏ…
Cách chữa là thanh nhiệt lợi thấp, điều khí hành huyết là chính.
2. Kiết lỵ do trúng độc: Triệu chứng là đau âm ỷ, sốt cao và khát nước, đau bụng nóng cồn cào, từ cấp sang nặng, phân là máu sệt màu đỏ, thậm chí thần trí không minh mẫn…
Cách chữa là khai khiếu thanh nhiệt, lương huyết giải độc.
3. Kiết lỵ hàn thấp: Triệu chứng là đau bụng, từ cấp sang nặng, phân ra là trắng đỏ, trắng nhiều đỏ ít hoặc là hoàn toàn dịch nhày trắng, ăn ít, rốn bị căng đầy, tinh thần mệt mỏi…
Cách chữa là là ôn trung táo thấp, hành khí tiêu trệ.
4. Kiết lỵ mãn tính: Triệu chứng là lúc đi lúc không, khi đại tiện đau bụng, từ cấp sang nặng, phân ra có kèm dịch niêm mạc, tinh thần mệt mỏi, ăn ít bụng thấy lạnh….
Cách chữa là ôn trung kiện tỳ, thanh nhiệt hóa thấp.
Những điều cần biết khi tự chữa bệnh kiết lỵ:
- Người bị lỵ mãn tính. Ăn uống cần vệ sinh, không uống nước lã, không ăn hoa quả chưa rửa sạch, không ăn thực phẩm ôi thiu biến chất, ăn vừa phải không no, không đói, không say rượu, về mùa hạ thu không ăn uống nhiều đồ nguội lạnh để đảm bảo chức năng bình thường của tỳ vị.
- Những dụng cụ, quần áo chăn màn của người bệnh cần phải giặt nước sôi để tiêu độc, phân và nước tiểu phải tẩy độc bằng bột tẩy với lượng 1/10 sau 2 giờ mới đổ đi.
- Người bị đi lỏng nhiều, cần uống nhiều nước có pha muối để tránh mất nước.
- Đảm bảo tinh thần thoải mái, tránh âu sầu, nghĩ ngợi hoặc nóng nảy quá mức.
- Phải rèn thành thói quen rửa tay trước khi ăn và sai khi đại tiện.
- Người bệnh cần cách ly (thời gian khi 2 lần thử vi trùng là âm tính) mới hết cách ly, phải nằm nghỉ ngơi tuyệt đối.
- Người bệnh cấp tính, ăn uống chủ yếu là lỏng và mềm như cháo loãng và cháo bột sền sệt, không ăn thực phẩm cay, tươi sống và dầu mỡ.
Phương pháp tự chữa bệnh kiết lỵ
1. Dùng thuốc uống trong
a) Các bài thuốc đông y chữa bệnh kiết lỵ
- Bạch đầu ông 30g, xuyên liên 5g, mộc hương 6g, ngân hoa 15g, cam thảo 5g, sắc nước uống, ngày 2 lần. Chữa lỵ thấp nhiệt.
- Lá hoàng kinh tươi 150g, sắc đặc uống hết trong 3 lần trong ngày, chữa lỵ hàn thấp.
- Can khương 10g, bạch truật 15g, hoài sơn dược 30g, sắc nước uống ngày 2 lần, chữa lỵ mãn tính.
b) Chữa kiết lỵ theo cách ăn
- Gạo nếp 50g, hạt ý dĩ 30g, mã xỉ hiện (rau dền răng ngựa) 30g, tất cả nấu thành cháo, ngay ăn 2 lần, chữa lỵ thấp nhiệt.
- Cá trích sống 500g, tỏi 2 củ, cá làm sạch, tỏi bóc vỏ, cho vào nấu canh, thêm gia vị rồi ăn, ngày 1 lần, chữa lỵ do ngộ độc.
- Gạo nếp 30g, gừng tươi 20g, hạt ý dĩ 30g, cho nấu cháo, ngày ăn 2 lần, chữa lỵ hàn thấp.
- Gạo nếp 50g, hạt ý dĩ 30g, gừng tươi 10g, táo đỏ 10 quả, tất cả nấu thành cháo, ngày ăn 2 lần, chữa lỵ mãn tính.
2. Cách chữa bên ngoài
- Hành quân tán 0,6g, trộn với giấm thành hồ, buộc vào rốn dùng băng dính lại, ngày thay 1 lần, chữa lỵ thấp nhiệt và lỵ ngộ độc.
- Lượng ngô thù du vừa phải, nghiền thành bột trộn với giấm thành hồ, rồi buộc cố định vào rốn và huyệt dũng tuyền lòng bàn chân, ngày thay một lần, chữa lỵ hàn thấp và lỵ mãn tính.
Nhưng điều cần tránh:
- Khi mới bị kiết lỵ, đừng lạm dụng thuốc cầm đại tiện, sẽ gây tắc ruột.
- Chữa kiết lỵ phải chữa triệt để, đừng để thành mãn tính làm tiêu hao thân thể và sức khỏe.
- Lỵ do ngộ độc phát triển rất nhanh, bệnh tình rất nặng và đa biến, không được chần chừ, phải đi khám ngay tại bệnh viện để tránh bệnh tình xấu đi.
- Khi khỏi bệnh đừng có tẩm bổ ngay, nhất là thực phẩm có chất mỡ, phải tẩm bổ từ từ để không những không lợi mà còn có hại thêm.
Thọ Xuân Đường