ĐỘNG KINH CỤC BỘ VẬN ĐỘNG LÀ GÌ ?
Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra với đặc trưng là sự tái diễn các cơn kích thích tế bào thần kinh ở não, kích hoạt hoạt động phóng điện kịch phát làm xuất hiện các cơn động kinh. Cũng như nhiều bệnh lý khác, động kinh cũng được phân loại để có phương pháp điều trị phù hợp theo từng thể bệnh, trong đó có động kinh cục bộ vận động. Động kinh cục bộ vận động thường gây ra những cử động bất thường bắt đầu ở một phần cơ thể như bàn tay, chân, sau đó lan ra toàn chi và các vùng khác trên cơ thể. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào, thường là ở trẻ từ 1 tuổi trở lên và người lớn trên 65 tuổi.
Động kinh cục bộ vận động là gì?
Động kinh cục bộ vận động (Bravais Jackson (BJ)) là một dạng rối loạn thần kinh phát sinh do các tín hiệu điện hoạt động quá mức và bất thường tại một vị trí nhất định trong não. Loại động kinh này thường xuất hiện ở tay hoặc chân và sau đến di chuyển lên các vùng khác trên cùng một bên cơ thể. Những cơn động kinh này thường không kéo dài. Động kinh cục bộ vận động nhìn chung có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên bệnh thường xuất hiện nhiều nhất ở trẻ em từ 1 tuổi trở lên, hoặc ở người trên 65 tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh động kinh cục bộ vận động
Trong khi đa phần các cơn động kinh khó có thể chỉ ra được nguyên nhân, một số khác có thể được phân loại thành có hoặc không có yếu tố thúc đẩy tiến triển bệnh.
Động kinh không có yếu tố thúc đẩy, xảy ra do những hiện tượng tự nhiên bên trong cơ thể, bao gồm:
- Thiếu hụt men GLUT-1 bẩm sinh
- Hội chứng di truyền bẩm sinh
- Mất cân bằng chuyển hoá hoặc hoá học trong cơ thể
- Sốt cao và các bệnh lý nhiễm trùng
Động kinh có yếu tố thúc đẩy, xảy ra sau một sự cố như:
- Chấn thương hoặc tai nạn ảnh hưởng đến vùng đầu
- Tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh trung ương như: Đột quỵ, u não, bệnh lý thần kinh tiến triển, suy giảm trí nhớ, vôi hóa nhu mô não, xơ hóa hoặc loạn sản vùng vỏ não.
- Lạm dụng rượu
- Sử dụng các chất gây nghiện như ma túy.
Yếu tố làm tăng nguy cơ động kinh cục bộ vận động
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ động kinh cục bộ vận động, bao gồm:
Tuổi tác: Bệnh hay gặp ở trẻ em từ 1 tuổi trở lên, hoặc ở người trên 65 tuổi.
Tiền sử bệnh gia đình: Gia đình có người thân mắc bệnh động kinh cục bộ vận động hoặc các loại động kinh khác.
Chấn thương đầu: Bạn có thể làm giảm nguy cơ này bằng cách thắt dây an toàn khi lái xe hơi và đội mũ bảo hiểm khi lái xe đạp, xa máy hoặc tham gia vào các hoạt động có nguy cơ cao bị chấn thương đầu.
Đột quỵ và các bệnh mạch máu não khác.
Nhiễm trùng não: Viêm màng não, áp xe não, viêm não màng não có thể làm tăng khả năng hình thành cơn động kinh
Sa sút trí tuệ
Sốt cao ở trẻ nhỏ: Đôi khi sốt cao sẽ làm giảm lượng oxy nuôi dưỡng não gây tổn thương các neuron thần kinh và có thể liên quan đến động kinh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh động kinh cục bộ vận động
Triệu chứng nổi bật nhất của động kinh cục bộ vận động là những cơn động kinh xuất hiện không báo trước và kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn, người bệnh không mất y thức. Những cơn động kinh này thường được biểu hiện dưới dạng những cử động lặp lại bất thường ở hai tay, hai chân và một phần khác của cơ thể như đầu, miệng, mắt.
Bàn tay và bàn chân thường là hai vị trí khởi phát cơn động kinh đầu tiên với cử động co cứng hoặc co duỗi cơ với biên độ nhỏ lặp lại. Sau đó, người bệnh có thể tiếp tục biểu hiện các cử động bất thường khác như xoay đầu và mắt quay về phía chân tay co giật, kèm rung giật hai môi, sùi bọt mép.
Cơn kéo dài khoảng 2 – 3 phút cũng có khi chuyển thành cơn co giật toàn thân và mất ý thức (cơn lớn).
Ngoài ra, các bất thường về vận động, trong cơn động kinh cục bộ vận động, các biểu hiện liên quan đến rối loạn cảm giác cũng có thể xuất hiện như tê bì, dị cảm trên các vùng da cơ thể.
Không phải trường hợp nào mắc bệnh động kinh cục bộ vận động cũng có đầy đủ những biểu hiện nêu trên và ngược lại, không phải tất cả những người có các triệu chứng trên đều được chẩn đoán mắc bệnh. Khi phát hiện các biểu hiện bất thường trên cơ thể, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời. Hiện nay động kinh đang được điều trị bằng phương pháp Đông y mang lại hiệu quả tích cực. Vừa giảm triệu chứng và tần suất các cơn, vừa giữ ổn định lâu dài tránh tái phát cơn, để người bệnh có thể tái hòa nhập cộng đồng một cách tốt nhất.
BS Thu Thủy
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282