DỪA CẠN NGĂN NGỪA UNG THƯ
Cây cỏ nước nam vô cùng phong phú, có nhiều loại cây tưởng chừng cỏ dại nhưng có tác dụng chữa bệnh tốt không ngờ. Gần đây trên các báo đài chia sẻ rầm rộ cây dừa cạn có khả năng chữa ung thư khiến nhiều người hi vọng. Vậy thực sự loài cây này có tác dụng thần kì như vậy không? Cùng nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu về tác dụng ngăn ngừa ung thư của cây dừa cạn.
1. Mô tả dược liệu dừa cạn
Dừa cạn là một cây cỏ dại mọc nhiều nơi khắp nước ta, tùy từng vùng mà có các tên gọi khác nhau như hải đằng, trường xuân hoa, bông dừa…
- Danh pháp khoa học: Catharanthus roseus) thuộc họ Trúc đào
- Phân bố: cây có nguồn gốc từ xứ sở Madagasca sau đó du nhập sang nhiều nơi khắp thế giới. Ở Việt nam cây được trồng làm cảnh vì có hoa đẹp quanh năm, ngoài ra còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh.
- Đặc điểm thực vật
Dừa cạn là cây thân thảo hoặc cây bụi nhỏ thường xanh, có thể cao tới 1 m, phân cành nhiều. Các lá có dạng hình ôvan hay thuôn dài, kích thước 2,5–9 cm dài và 1–3,5 cm rộng, xanh bóng, không lông, với gân lá giữa nhạt màu hơn và cuống lá ngắn (dài 1–1,8 cm); mọc thành các cặp đối.
Hoa có màu từ trắng tới hồng sẫm với phần tâm có màu đỏ hơn, ống tràng dài 2,5–3 cm và tràng hoa đường kính 2–5 cm có 5 thùy tương tự như cánh hoa. Quả là một cặp quả đại dài 2–4 cm, rộng 3 mm chứa 12-20 hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng. Hoa ra quanh năm rất đẹp nên được nhiều người trồng làm cây cảnh.
2. Tác dụng của dừa cạn
- Bộ phận dùng: lá và ngọn dừa cạn
- Tác dụng dừa cạn theo đông y:
Dừa cạn có tác dụng làm săn se niêm mạc, chống viêm, hạ huyết áp. Ứng dụng điều trị trong nhiều bệnh như tăng huyết áo, viêm nhiễm phần phụ, bế kinh, đái tháo đường… Nói chung thường kết hợp nhiều thảo dược khác để tăng hiệu quả điều trị
Ngoài ra kinh nghiệm dân gian còn sử dụng dừa cạn để giã nát đắp lên vết bỏng làm dịu mát da, chống bội nhiễm.
- Tác dụng của dừa cạn theo tây y
+ 1 số nghiên cứu về tác dụng của dừa cạn
Năm 1950 nhà khoa học Noble tại Phòng thí nghiệm Collipv - Đại học Western Ontario – Canada đã nghiên cứu về hoạt chất trong lá dừa cạn. Qua chiết xuất thu được chất có hoạt tính chống ung thư đặt tên là Vincaleukoblastin vào năm 1958, sau đó đổi tên thành vinblastin. Hợp chất này được cấu tạo bởi hai alcaloid đơn phân tử là catharanthine (indole) và vindoline (dihydroindole), cả hai chất này đều ở dạng tự do trong cây
Năm 1954 một nhóm các nhà khoa học khác bao gồm Svoboda, Johnson, Neuss và Gorman tại Phòng thí nghiệm Lilly đã nghiên cứu và chứng minh rằng, phân đoạn alcaloid từ dừa cạn có tác dụng kéo dài đời sống của chuột bị gây bệnh bạch cầu P - 1534 lympho cấp tính
Năm 1961, Svoboda tiếp tục phân lập được 6 alcaloid mới là isoleurosin, lochneridin, sitsirikin, vincamicin, catharin, vindolicin và chiết được hai alcaloid dimer mới là leurosidin và vincristin. Đây là những alcaloid rất giống với leurosin và vinblastin, có hoạt tính rất mạnh chống lại bệnh bạch cầu P - 1534 ở chuột.
- Năm 2011 đề tài nghiên cứu chiết tách Alkaloid của rễ cây dừa cạn hoa hồng tại Bình Định do Tác giả Đào Hùng Cường và Lê Xuân Văn trường ĐHSP, ĐH Đà nặm thực hiện đã xác định được hai alkaloid quan trọng là vinblastine và vincristine. Ngoài ra, dựa vào phần mền Chemsketch cũng đã xác định thêm được 2 alkaloid nữa, đó là ajmalicine và alstonine.
Nói chung có rất nhiều bằng chứng chứng minh tác dụng điều trị và ngăn ngừa ung thư của cây dừa cạn. Tuy nhiên để có lượng hoạt chất đủ để điều trị bệnh thì cần 1 lượng lớn cây dừa cạn. Chính vì vậy cần tham khảo ý kiến các y bác sĩ trước khi sử dụng dừa cạn cũng như các loại thuốc nam khác.
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
số 5-7 Khu tập thể Thủy sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0943986986 - 0937638282