CẮT TUYẾN GIÁP ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN SỨC KHOẺ ?
Tuyến giáp là tuyến nội tiết có hình cánh bướm nằm ở vùng cổ phía trước và dưới. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nó tạo ra các hormone điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể, bao gồm: hỗ trợ sự hoạt động của tim, hệ tisêu hóa, sự phát triển xương khớp,… Tuy nhiên, khi tuyến giáp gặp vấn đề nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn phải phẫu thuật cắt bỏ. Vậy cắt tuyến giáp có ảnh hưởng gì không?
Nguyên nhân dẫn đến việc cắt bỏ tuyến giáp
Hiện nay phương pháp phẫu thuật được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam và trên thế giới. Một người sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp khi rơi vào một trong các trường hợp sau đây:
- Ung thư tuyến giáp: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến các cuộc phẫu thuật cắt tuyến giáp. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cắt đi một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp tuỳ vào thể bệnh, kích thước và độ tiến triển của khối u. Gần như 100% người bệnh mắc K giáp đều phải tiến hành phẫu thuật. Với ung thư tuyến giáp thể nhú phát triển lan ra cả tuyến, ung thư tuyến giáp thể nang, ung thư tuyến giáp thể tủy, K giáp thể không biệt hóa, K giáp di căn hạch sẽ phải tiến hành cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Sau đó người bệnh sẽ được điều trị bằng I ốt phóng xạ để loại bỏ hoàn toàn nhân ung thư.
- Phì đại tuyến giáp: Đó là khi u mọc trên tuyến giáp sưng to lên hoặc toàn bộ tuyến giáp bị phì đại và gây ra các triệu chứng khó chịu hoặc nguy hiểm, chẳng hạn như: khó nuốt, khó thở hay méo giọng.
- Cường giáp: Bệnh cường giáp xảy ra khi tuyến giáp của một người hoạt động quá mức, nó tiết ra quá nhiều hormone thyroxine. Khi mà cơ thể bệnh nhân không đáp ứng với phương pháp điều trị bằng thuốc và các phương pháp điều trị khác thì sau cùng bác sĩ sẽ yêu cầu cắt tuyến giáp.
Các loại phẫu thuật cắt tuyến giáp
Thông thường, có 3 loại phẫu thuật cắt tuyến giáp, bao gồm:
- Cắt bỏ tuyến cận giáp hoặc cắt bỏ tiểu thùy: Phẫu thuật này liên quan đến việc loại bỏ một thùy hay một nửa của tuyến giáp. Và được chỉ định khi nồng độ canxi trong máu tăng cao, có thể dẫn đến các biến chứng như: sỏi thận, gãy xương, loãng xương.
- Cắt eo giáp: Phương pháp này nhằm loại bỏ eo giáp trạng, đây là phần nối giữa 2 thùy của tuyến giáp. Khi các khối u nhỏ hình thành trên eo giáp thì bệnh nhân sẽ phải thực hiện phẫu thuật cắt eo.
- Cắt toàn bộ tuyến giáp: Điều này có nghĩa là người bệnh phải loại bỏ toàn bộ tuyến giáp của mình. Khi bạn bị ung thư tuyến giáp ở cả 2 bên tuyến giáp và bệnh basedow gây ra ảnh hưởng sức khỏe toàn thân thì cần thiết phải cắt cả tuyến giáp.
Cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì tới sức khoẻ không?
Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy, rất nhiều người bệnh thắc mắc rằng sau khi cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không? Đây hẳn là nỗi băn khoăn chung của tất cả những bệnh nhân sắp phải thực hiện phẫu thuật cắt tuyến giáp.
Tuy nhiên, câu trả lời là đa phần các cuộc phẫu thuật cắt tuyến giáp đều rất an toàn, nguy cơ biến chứng nghiêm trọng là cực kỳ thấp. Nhưng cũng có một số ít trường hợp xảy ra ảnh hưởng sau khi cắt tuyến giáp, bao gồm:
- Nhiễm trùng
- Chảy máu trong vài giờ đầu tiêu sau phẫu thuật
- Tổn thương dây thần kinh
Tổn thương tuyến cận giáp (mà 4 tuyến cận giáp lại giúp kiểm soát lượng canxi trong máu nên nó đóng vai trò rất quan trọng).
Sau quá trình phẫu thuật, sức khỏe của người bệnh sẽ bị một số ảnh hưởng không tránh khỏi như:
- Cảm giác đau họng, khó nuốt, khó chịu ở cổ họng. Người bệnh có thể được kê thuốc giảm đau hoặc chườm đá để khiến cảm giác này biến mất.
- Để lại vết sẹo sau phẫu thuật ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nếu người bệnh thực hiện phương pháp mổ truyền thống, vết sẹo sẽ to và sâu hơn. Với phương pháp phẫu thuật nội soi, vết sẹo sẽ nhỏ và mờ.
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản do quá trình tiết hormone tuyến giáp bị ảnh hưởng hoặc biến mất hoàn toàn. Lúc này người bệnh cần bổ sung hormone thay thế, việc sinh sản sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.
Cuộc sống của người bệnh sau khi cắt bỏ tuyến giáp
Sau khi thực hiện cắt bỏ tuyến giáp, cuộc sống của người bệnh sẽ ảnh hưởng ít nhiều. Nếu người bệnh cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, việc sử dụng hormone thay thế là điều bắt buộc. Loại hormone này sẽ thay thế T3 và T4 tuyến giáp tiết ra, đảm bảo hoạt động sống của cơ thể. Người bệnh bắt buộc phải sử dụng hormone thay thế suốt đời. Tuy nhiên, việc việc thay đổi hàm lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể không diễn ra đột ngột, cơ thể dễ dàng thích nghi. Theo như nghiên cứu thì trong vòng 2 năm đầu sau phẫu thuật, người bệnh vẫn cảm thấy bình thường ngay cả khi chưa bổ sung hormone từ bên ngoài do hàm lượng hormone tuyến giáp còn lại trong cơ thể.
Sau khi cắt tuyến giáp, bác sĩ sẽ theo dõi nồng độ hormone và lượng canxi tuyến cận giáp để kịp thời bổ sung canxi hoặc vitamin D nếu cần thiết. Các triệu chứng cho thấy nồng độ canxi trong máu thấp gồm: cảm giác tê, ngứa ran, chuột rút cơ.
Nếu gặp biến chứng nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc để thay thế hormone tuyến giáp. Có thể là phải dùng thuốc thay thế hormone suốt đời nếu phẫu thuật loại bỏ cả tuyến giáp. Việc tính toán liều lượng dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể của người bệnh.
Còn nếu phẫu thuật chỉ cắt đi một phần tuyến giáp thì 80% khả năng là phần còn lại của tuyến giáp sẽ sản xuất đủ hormone mà không cần dùng thuốc để thay thế.
Phẫu thuật cắt tuyến giáp là điều cần thiết nếu tuyến giáp của bạn gặp vấn đề, vì việc này sẽ giúp điều trị một loạt vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra với cơ thể. Nguy cơ biến chứng do cắt tuyến giáp cũng rất thấp. Người bệnh sau phẫu thuật cần tuân thủ quy định tái khám 6 tháng – 1 năm một lần, nhằm đảm bảo quá trình phẫu thuật thành công nhất. Hãy thực hiện các lời khuyên của bác sỹ về chế độ ăn uống, sinh hoạt, sử dụng các loại thuốc cần dùng một cách đúng nhất để đảm bảo sức khỏe của bạn.
BS Hồng Hoa
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282