CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT GIÚP BỔ THẬN TRÁNG DƯƠNG
Bổ thận tráng dương là cụm từ không còn xa lạ với mỗi người, hầu hết nam giới nào cũng muốn cường tráng và thể hiện được bản lĩnh đàn ông. Chính vì vậy mọi người thường truyền tai nhau các bài thuốc, kinh nghiệm, món ăn có tác dụng tốt, cải thiện sinh lý nam giới. Trong đó phải kể đến một số loài động vật làm thuốc bổ thận tráng dương rất tốt, cùng tìm hiểu nhé!
1. Cá ngựa
Cá ngựa có tên khoa học là Hippocampus sp sống tại biển nước mặn, ở nước ta cũng có và đang được khai thác khá nhiều ở các vùng biển Phú Quốc, Hạ Long, Nha Trang, Thái Bình…
Điểm đặc biệt của loài cá này là đi đâu làm gì cũng thành từng cặp, tình cảm mặn nồng không bao giờ xa cách hay phản bội nhau. Chính vì vậy khi dùng làm thuốc cũng sẽ dùng từng cặp cá ngựa, chứ không dùng lẻ từng con.
Theo dong y cá ngựa được sử dụng làm thuốc rất nhiều, dùng toàn thân con cá ngựa bỏ ruột rồi phơi khô. Cá ngựa có vị ngọt tính ôn, quy kinh Tỳ và Thận, tác dụng bổ thận tráng dương thúc đẻ, vì vậy được dùng cho cả nam và nữ.
Khi sử dụng cá ngựa sẽ giúp điều trị các chứng di tinh liệt dương, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, yếu sinh lý ở nam, hay vô sinh hiếm muộn ở nữ.
Cách sử dụng đơn giản nhất là ngâm rượu uống, ngoài ra có thể tán bột pha nước muối ấm uống cũng có hiệu quả tốt.
2. Sâu chít
Sâu chít còn được người dân gọi tên là sâu song, sâu thau, chính là ấu trừng cảu loài bướm Brihaspa astrostigmella, sống kí sinh trong cây chít, cây le, cây đót vào mùa đông. Đây là vị thuốc nam quý được mệnh danh là Đông trùng hạ thảo của Việt Nam.
Loại sâu chít này có theo mùa, thường vào khoảng tháng 12 hàng năm, người dân sẽ tới vùng cây chit để tìm những ngọn cây chít bị cụt, thường có sâu chít làm tổ trong đó. Theo nhiều nghiên cứu, trong sâu chít chứa nhiều protein, các loại acid amin cần thiết cho sức khỏe, các loại khoáng chất và acid béo không nó giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Theo y học cổ truyền, sâu chít có vị cam, tính ấm, tác dụng bổ phế, ích thận, tráng dương khí, an thần. Được dùng nhiều trong các trường hợp bệnh khác nhau như:
- Thận hư gây đau lưng mỏi gối, ra mồ hôi trộm, di tinh, liệt dương, hoạt tinh, xuất tinh sớm, yếu sinh lí…
- Phế hư gây ho kéo dài, suyễn.
- Tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, điều trị suy dinh dưỡng…
3. Tắc kè
Tắc kè là một loài động vật thường sống hoang ở nhiều nơi khắp nước ta, có nhiều ở vùng rừng núi với tiếng kêu rất đặc trưng. Đây là nguồn dược liệu phong phú ở nước ta, được Đông y xếp vào loại thuốc bổ dương.
Theo đông y Tắc kè có vị mặn, tính ấm, quy vào các kinh phế và thận, có công năng bổ thận, tráng dương, ích tinh tủy, dùng trong các trường hợp ù tai do thận khí kém, liệt dương, di tinh, tiết tinh sớm, nói chung là các hoạt động sinh dục kém…
Đặc biệt để tắc kè có tác dụng như vậy thì cần bắt con tắc kè có cả đuôi, đến khi chế biến cũng cần giữ nguyên đuôi, nếu mất đuôi thì giá trị của tắc kè sẽ giảm đi nhiều.
Cách sử dụng tắc kè phổ biến nhất là ngâm rượu uống, ngâm khoảng vài cặp tắc kè sau 3 tháng có thể bỏ ra sử dụng.
4. Hải sâm
Hải sâm là một loài động vật sống ở biển, còn có tên là sâm biển, dưa biển, là loài vật không có xương sống.
Theo đông y hải sâm được coi là một vị thuốc bổ thận, tráng dương, ích tinh, nhuận tảo, được dùng để cầm máu, tiêu đờm, chữa thần kinh suy nhược, viêm phế quản, ho, mụn nhọt. Đây là loài thực phẩm có giá trị kinh tế và giá thành khá đắt.
Cách chế biến hải sâm là mổ bỏ nội tạng, lấy thịt nấu sup, cháo, nhúng lẩu ăn. Hoặc có thể rửa sạch, bỏ nội tạng rồi phơi sấy khô đẻ ngâm rượu hay tán bột uống cũng đều có tác dụng.
Ngoài ra các loài hải sản nói chung như hàu, cua, hay các loài có nhiều chất đạm như bò, dê, chó đều có tác dụng tăng cường sức khỏe cho nam giới.