CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG KHOA HỌC CHO NGƯỜI MẮC HỘI CHỨNG THẬN HƯ
Hội chứng thận hư là một rối loạn chức năng thận xảy ra do sự phá hủy các mạch máu nhỏ ở cầu thận khiến chúng bị tổn thương và protein thoát ra bên ngoài quá nhiều qua đường tiểu. Vì có sự thoát protein quá nhiều khiến người bệnh bị phù nề, cổ trướng,… có protein niệu cao và protein máu giảm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ. Do đó, ngoài tuân thủ sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần một chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp duy trì và đảm bảo năng lượng cho cơ thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Khi mắc hội chứng thận hư, thận của người bệnh hoạt động không hiệu quả khiến protein ở máu đi ra ngoài cơ thể, gây phù nề có thể kèm các triệu chứng như chán ăn do giảm dịch ruột, cảm giác căng trướng do cổ trướng, tiêu cơ bắp hay rụng tóc. Chính vì vậy, cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý cho người bệnh hội chứng thận hư là vô cùng cần thiết để hạn chế các triệu chứng do bệnh gây ra. Người bệnh cần được bổ sung đủ các dưỡng chất của cơ thể bị thiếu hụt do thận hư đã làm thất thoát ra bên ngoài qua đường tiểu và phải hạn chế những thực phẩm gây thêm áp lực cho thận do chứa nhiều độc tố và cặn bã,… Nói chung, chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quyết định phần nhiều đến tình trạng chuyển biến của bệnh cũng như hiệu quả điều trị bệnh hội chứng thận hư.
Hội chứng thận hư nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng dung nạp và cung cấp cho người bệnh cần dựa trên nguyên tắc là phải giảm phù, hạ huyết áp, tăng protein máu và cung cấp đủ chất dinh dưỡng,… Cụ thể, người bệnh nên ăn các loại thực phẩm như:
Các loại thực phẩm giàu protein
Do mất nhiều protein qua nước tiểu, làm giảm protein máu, giảm áp lực keo gây phù, teo cơ, suy dinh dưỡng. Người bệnh cần chế độ ăn phải bù đủ lượng protein cho chuyển hóa của cơ thể và số lượng protein mất qua nước tiểu, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều protein vì có thể sẽ làm xơ hóa cầu thận dẫn đến suy thận. Những thực phẩm giàu protein bao gồm thịt cá, trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, súp lơ, chà là, chuối, ngô,… Lượng protein trung bình 1 ngày = 1g/kg/ngày + lượng protein mất qua nước tiểu trong 24 giờ. Trong đó 2/3 là đạm động vật có giá trị sinh học cao từ thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa. 1/3 là đạm thực vật từ các loại hạt, súp lơ, gạo, mì, đậu đỗ…
Các loại thực phẩm giàu tinh bột và đường
Hội chứng thận hư có thể làm cho người bệnh trở nên mệt mỏi, kiệt sức và mất năng lượng. Chính vì thế việc bổ sung tinh bột và đường để cung cấp năng lượng cho cơ thể là rất cần thiết. Nên, người bị bệnh này nên bổ sung đầy đủ lượng tinh bột cho cơ thể để hồi phục nhanh chóng.
Một số loại thực phẩm có chứa nguồn tinh bột dồi dào cho cơ thể mà bạn nên bổ sung vào thực đơn ăn hàng ngày của mình là các loại ngũ cốc nguyên hạt, mì, gạo, bánh mì, sắn, khoai tây, khoai lang, khoai sọ… các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, các loại rau như súp lơ xanh, măng tây, cà rốt…
Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều tinh bột, mà chỉ cần ăn với một lượng vừa đủ từ 35 – 40 kcal/kg/ngày. Bởi vì nếu dư thừa tinh bột trong cơ thể sẽ dễ dẫn đến bệnh tim và bệnh tiểu đường.
Bổ sung thực phẩm chứa chất béo không bão hòa
Mặc dù không cần nhiều nhưng chất béo là chất thiết yếu cho cơ thể và chức năng của thận. Không chỉ cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào, chất béo không bão hòa còn mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nên được nhiều người sử dụng thay cho chất béo bão hòa như mỡ động vật.
Chất béo không bão hòa sẽ hấp thụ những vitamin A, B, C, D, K cho cơ thể, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm chất độc và cung cấp các dưỡng chất cần thiết, không chứa nhiều các cholesterol có tác dụng xấu đến cơ thể. Chất béo không bão hòa có trong dầu cá hồi, dầu đậu tương, dầu oliu, dầu đậu nành, dầu đậu phộng, dầu hạt nho,… hoặc có trong các loại hạt, các loại bơ, các loại đậu,…
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chức năng lọc và đào thải độc tố của thận. Trong đó đặc biệt là vitamin D và chất sắt giúp người bệnh có phản ứng tốt hơn với quá trình điều trị.
Những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất bao gồm các loại rau xanh như rau ngót, rau đay, rau muống…, củ quả có màu sắc đỏ hoặc cam, măng tây, dưa chuột, dưa hấu, cần tây,… Bên cạnh đó, nên bổ sung nhiều chất sắt có trong sữa, ngũ cốc, vừng, lạc… Vitamin A có chứa nhiều trong rau bina, cà rốt, bí đỏ và khoai lang. Vitamin B6 được tìm thấy trong gan bò, thịt gia cầm, đậu xanh… Ngoài ra, ăn nhiều thức ăn chứa vitamin C cũng rất quan trọng, vitamin C chứa nhiều trong các loại trái cây như cam, quýt, bưởi hoặc là có trong một số loại rau xanh.
BS Thu Thủy
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282