CHỮA VIÊM XOANG NHỜ CỎ DẠI
Viêm xoang là một căn bệnh gây nhiều phiền toái và khó chịu cho bệnh nhân. Không chỉ ngạt mũi, chảy nước mũi mà còn đau nhức ở các xoang, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống. Cùng nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu một số thảo dược điều trị khỏi bệnh viêm xoang mọc hoang khắp nơi.
1. Cây cỏ hôi
- Tên khác: cây hoa cứt lợn tím, cỏ cứt heo, hoa ngũ sắc…
- Tên khoa học: Ageratum conzoides L., thuộc họ Cúc (Asteraceae).
- Tính vị quy kinh: theo đông y cây cỏ hôi có vị hơi đắng, tính mát
Tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng cầm máu.
Ứng dụng lâm sàng: điều trị các trường hợp sổ mũi, viêm xoang, viêm mũi cấp và mạn tính. Ngoài ra còn được sử dụng để chữa 1 số bệnh ngoài da
- Liều dùng: 30-50g mỗi ngày tùy cách sử dụng
- Cách sử dụng:
+ Làm thuốc nhỏ mũi: Dùng khoảng 50g lá tươi rửa sạch với nước muối loãng, sau đó để ráo nước. Giã nát vắt lấy nước cốt rồi tẩm vào bông, bôi bên trong mũi. Cũng có thể cho nước cốt vào lọ rồi nhỏ giọt vào mũi. Mỗi ngày nhỏ 3 lần, mỗi lần 2-3 giọt là được
+ Làm thuốc sắc: Phơi khô cành và lá cây cỏ hôi, mỗi ngày lấy khoảng 30g sắc với 500ml, đến khi cạn còn khoảng 200ml thì chia 2 lần uống trong ngày.
2. Cây giao
- Tên khác: Cây giao thường được trồng làm cảnh và gắn liền với truyền thuyết Quỳnh Dao. Loài cây này còn được gọi là cây nọc rắn, cây xương cá.
- Tính vị quy kinh: Theo Th.S- Bác sĩ Hoàng Tiên Phong (Trung Tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam) cho hay, cây giao có tính mát, vị cay và có độc nhẹ có tác dụng kháng khuẩn, thúc sữa, tiêu viêm, giải độc và trị mụn cóc,…
- Bộ phận dùng: chủ yếu dùng thân do hoạt chất cao nhất. Có thể dùng cây tươi hoặc cây khô chữa bệnh đều được nhưng không được để quá lâu.
- Cách dùng: Làm nước xông mũi từ cây giao
Rửa sạch thân và cành cây giao tươi, cắt thành từng khúc ngắn 3cm cho vào ấm rồi đổ ngập nước. Đậy kín vung rồi đun sôi, sau đó hạ lửa nhỏ.
Lúc này nên quấn giấy từ quai ấm nhỏ dần rồi đút 1 đầu vào mũi. Chú ý nên đun nhỏ lửa để tránh bỏng. Xông mỗi bên mũi khoảng 10 phút lại đổi bên. Mỗi ngày làm khoảng 2-3 lần.
- Chú ý: Nhựa cây giao cố độc, nên đeo găng tay khi rửa và thái cây giao.
3. Tân di
- Tên gọi khác: bút hoa, bách mộc liên, ngọc lan hoa
- Tên khoa học: Magnolia liliflora Desr thuộc họ Mộc lan
- Tính vị: Theo dong y, tân di vị cay, tính ôn; vào kinh phế và vị.
- Tác dụng khu phong giải biểu, thông khiếu chỉ thống.
- Ứng dụng lâm sàng: Dùng cho các trường hợp đau đầu, tắc ngạt mũi, chảy nước mũi, đau răng, viêm xoang mũi má cấp hoặc mạn tính... Liều dùng và cách dùng: 4-12g bằng cách nấu, pha, hãm, bột.
Ngoài ra còn rất nhiều thảo dược dân gian dùng để chữa viêm xoang như ké đầu ngựa, kim ngân hoa, đậu ván dại… Tuy nhiên để điều trị căn bệnh viêm xoang mạn tính hay tái phát thì nên kết hợp nhiều vị thuốc, phối hợp nhiều phương pháp trị bệnh như thuốc, châm cứu, cấy chỉ để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Mọi thông tin về cách chữa bệnh chưa được nghiên cứu khoa học, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến y bác sĩ trước khi áp dụng.
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
số 5-7 Khu tập thể Thủy sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0943986986 - 0937638282