Kỷ lục Giunees nhà thuốc đông y gia truyền nhiều đời nhất việt nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thọ Xuân Đường xưa
      • Lịch sử
      • Hình ảnh truyền thống
    • Thọ Xuân Đường nay
      • Thành tựu
      • Kế thừa truyền thống Nam y
  • Tin tức
    • Tin Nhà thuốc
    • Tin Y tế
  • Bệnh nhân nước ngoài
  • Bệnh phổ biến
    • Cơ xương khớp
    • Hen phế quản
    • Xoang
    • Tiêu hóa
    • Gan, mật
    • Tim mạch
    • Thận, tiết niệu
    • Bệnh ngũ quan
    • Rối loạn chuyển hóa lipid
    • Bệnh nội tiết
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Hô hấp
    • Vô sinh
    • Nam khoa
    • Sản phụ khoa
    • Ngoài da
    • Mất ngủ
    • Suy nhược cơ thể - suy nhược thần kinh
    • Thần kinh - tâm thần
    • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh khó
    • U, hạch - Ung thư
      • U phổi
      • U gan, mật
      • Máu - Bạch huyết
      • U tuyến giáp
      • U khoang miệng, họng
      • U thực quản
      • U dạ dày
      • U đại trực tràng
      • U Vú
      • U thận tiết niệu
      • U sinh dục nữ
      • U sinh dục nam
      • U não - thần kinh
      • Kiến thức ung thư
    • Xơ cứng bì
    • Động kinh
    • Loạn dưỡng cơ
    • Tiểu đường
  • Kho báu dược liệu
    • NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ
    • Cây thuốc - Vị thuốc
  • Kiến thức mỗi ngày
    • Giải độc cơ thể
    • Dinh dưỡng
    • Châm cứu - XBBH
    • Làm đẹp
    • Miễn dịch
    • Đông y chữa bệnh
    • Dưỡng sinh
    • Luật - Lệ âm dương
      • Tâm linh thời đàm
      • Văn bản pháp quy về YHCT
      • Lý luận YHCT
      • Kinh dịch
  • Liên hệ
    • Bản đồ chỉ dẫn
  • SỐNG KHỎE
    • Sức khỏe ngàn vàng
    • Alo bác sĩ
    • Thầy thuốc tốt nhất là chính mình
    • Phòng chống COVID-19 bằng YHCT
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thọ Xuân Đường xưa
      • Lịch sử
      • Hình ảnh truyền thống
    • Thọ Xuân Đường nay
      • Thành tựu
      • Kế thừa truyền thống Nam y
  • Tin tức
    • Tin Nhà thuốc
    • Tin Y tế
  • Bệnh nhân nước ngoài
  • Bệnh phổ biến
    • Cơ xương khớp
    • Hen phế quản
    • Xoang
    • Tiêu hóa
    • Gan, mật
    • Tim mạch
    • Thận, tiết niệu
    • Bệnh ngũ quan
    • Rối loạn chuyển hóa lipid
    • Bệnh nội tiết
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Hô hấp
    • Vô sinh
    • Nam khoa
    • Sản phụ khoa
    • Ngoài da
    • Mất ngủ
    • Suy nhược cơ thể - suy nhược thần kinh
    • Thần kinh - tâm thần
    • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh khó
    • U, hạch - Ung thư
      • U phổi
      • U gan, mật
      • Máu - Bạch huyết
      • U tuyến giáp
      • U khoang miệng, họng
      • U thực quản
      • U dạ dày
      • U đại trực tràng
      • U Vú
      • U thận tiết niệu
      • U sinh dục nữ
      • U sinh dục nam
      • U não - thần kinh
      • Kiến thức ung thư
    • Xơ cứng bì
    • Động kinh
    • Loạn dưỡng cơ
    • Tiểu đường
  • Kho báu dược liệu
    • NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ
    • Cây thuốc - Vị thuốc
  • Kiến thức mỗi ngày
    • Giải độc cơ thể
    • Dinh dưỡng
    • Châm cứu - XBBH
    • Làm đẹp
    • Miễn dịch
    • Đông y chữa bệnh
    • Dưỡng sinh
    • Luật - Lệ âm dương
      • Tâm linh thời đàm
      • Văn bản pháp quy về YHCT
      • Lý luận YHCT
      • Kinh dịch
  • Liên hệ
    • Bản đồ chỉ dẫn
  • SỐNG KHỎE
    • Sức khỏe ngàn vàng
    • Alo bác sĩ
    • Thầy thuốc tốt nhất là chính mình
    • Phòng chống COVID-19 bằng YHCT
Đóng

Nhận biết sớm đau dây thần kinh tọa như thế nào?

Chủ nhật, 29/11/2020 | 14:28

Đau dây thần kinh tọa là một trong các bệnh lý về dây thần kinh khá phổ biến hiện nay. Bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, khả năng đi lại lao động của người bệnh. Nhưng vẫn còn nhiều người bệnh đau dây thần kinh tọa chủ quan với những cơn đau nhức của mình dẫn đến đi khám muộn, hậu quả khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Vậy nhận biết sớm đau dây thần kinh tọa như thế nào để hạn chế tổn thương nặng và biến chứng nguy hiểm của bệnh, hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu nhé! 

 

 NHẬN BIẾT SỚM ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA NHƯ THẾ NÀO ?

Đau dây thần kinh tọa là một trong các bệnh lý về dây thần kinh khá phổ biến hiện nay. Bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, khả năng đi lại lao động của người bệnh. Nhưng vẫn còn nhiều người bệnh đau dây thần kinh tọa chủ quan với những cơn đau nhức của mình dẫn đến đi khám muộn, hậu quả khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Vậy nhận biết sớm đau dây thần kinh tọa như thế nào để hạn chế tổn thương nặng và biến chứng nguy hiểm của bệnh, hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu nhé! 

Dây thần kinh tọa hay còn gọi dây thần kinh hông to là dây thần kinh hỗn hợp to nhất cơ thể đi từ phần dưới thắt lưng chạy dọc qua hông, mông, chân và kéo xuống tận ngón chân.

Dây thần kinh tọa có hai nhánh trái và phải, điều khiển hai chi tương ứng và có vai trò quan trọng trong việc chi phối, cảm giác vận động dinh dưỡng, góp phần nuôi dưỡng các phần mà nó đi qua.

Đau dây thần kinh tọa là tình trạng đau nhức xảy ra khi dây thần kinh tọa bị tổn thương hoặc chèn ép. Bình thường, toàn bộ cơ thể được kiểm soát bằng một mạng lưới thần kinh phức tạp trên đó có chứa các thụ cảm thể làm nhiệm vụ truyền tín hiệu đau. Khi có bất kỳ chèn ép nào, kích thích các thụ cảm thể thông báo cảm giác đau cho não bộ. Ngoài ra, tổn thương dây thần kinh khiến các lớp màng bao bọc bên ngoài bị phá hủy tạo cơ hội cho các xung điện phóng không kiểm soát và gây ra tình trạng đau nhức các bộ phận dọc theo đường đi của dây thần kinh. Nếu tổn thương kéo dài kèm theo tình trạng viêm nhiễm sẽ dẫn tới acid hóa môi trường ngoại bào và trở thành tác nhân sinh ra cơn đau nhức.

Đau dây thần kinh tọa không chỉ biểu hiện qua những triệu chứng đau nhức trên lâm sàng mà người bệnh cần lưu ý đến những chi tiết nhỏ nhất như động tác cúi, gập người, dáng đi đến sự thay đổi cảm giác. Việc phát hiện sớm bệnh lý giúp quá trình điều trị đau dây thần kinh tọa đạt hiệu quả cao hơn tới 80%. Các dấu hiệu nhận biết sớm đau dây thần kinh tọa:

Đau theo đường đi của dây thần kinh tọa

Đây là triệu chứng đau dây thần kinh tọa dễ nhận biết nhất. Cơn đau thường đột ngột xuất hiện sau khi gắng sức hoặc sang chấn vùng thắt lưng hoặc sau cú bước hụt (do thoát vị đĩa đệm). Cơn đau sẽ chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, tức từ thắt lưng xuống mông, mặt ngoài đùi, cẳng chân, mắt cá chân, gót chân và các ngón chân. 

Tùy vị trí tổn thương mà biểu hiện trên lâm sàng có khác nhau như tổn thương rễ L4 đau đến khoeo chân, nếu tổn thương rễ L5 đau lan tới mu bàn chân tận hết ở ngón chân cái, tổn thương rễ L5 còn đau lan tới lòng bàn chân tận hết ở ngón út. Một số trường hợp không đau cột sống thắt lưng, chỉ đau dọc chân. Các cơn đau dây thần kinh tọa thường xuất hiện khi người bệnh vận động mạnh, chạy nhảy, đi qua đường gồ ghề, sóc… nhưng khi nằm nghỉ ngơi trên giường có nền cứng, đầu gối hơi co lại thì đau có thể giảm và bệnh nhân thấy dễ chịu hơn. 

Tính chất đau cũng có khác nhau, đôi khi đau âm ỉ nhưng có khi đau dữ dội như dao đâm. Đôi khi bệnh nhân chỉ cần hắt hơi, cười lớn, ho hoặc ngồi gập chân cũng cảm thấy đau.  

Tê bì chân

Đây cũng là một dấu hiệu đau thần kinh tọa khá điển hình. Ngoài cảm giác đau buốt, người bệnh sẽ thấy ngứa râm ran, tê chân, châm chích như kiến cắn… tại các vùng dây thần kinh tọa đi qua như vùng mông, cẳng chân và bàn ngón chân. Đây là giai đoạn mà dây thần kinh tọa đã bị chèn ép.

Co cứng cơ cạnh cột sống

Khi dây thần kinh tọa bị đau hoặc viêm, máu lưu thông không dễ dàng, tích tụ gây tắc. Tình trạng này làm người bệnh cảm thấy co cứng cơ cạnh cột sống vùng thắt lưng và bắp đùi, bắp chân vào buổi sáng. Triệu chứng này kéo dài khoảng nửa tiếng, sau đó sẽ dần tự dãn ra hoặc phải nhờ người khác nắn bóp.

Hạn chế vận động

Khi bị đau thần kinh tọa, các cử động như gập, cúi người đều trở lên vô cùng khó khăn. Thông thường người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển đi lại hay làm các công việc hàng ngày như bế con, bê vác, chạy thể dục... 

Dáng đi thay đổi

Sự tổn thương một bên rễ thần kinh khiến người bệnh luôn có xu hướng đi nghiêng người về bên không đau để cảm thấy dễ chịu. Vì thế khi di chuyển, bệnh nhân thường đi tập tễnh, chấm phẩy, bên thấp bên cao kiểu cà nhắc. Nếu để tình trạng này diễn ra quá lâu, chúng ta có thể quan sát thấy vùng xương chậu của bệnh nhân lệch sang phía chân đau, bên cơ hông cũng nhão ra. 

Tầm vận động giảm

Tầm vận động càng hẹp thì chứng tỏ mức độ bệnh càng nặng. Tầm vận động giảm được thấy rõ qua việc cúi lưng và gập người đến khoảng 90 độ đã thấy đau, tay không thể chạm đất. Hay đứng thẳng người, bàn chân không thể chạm hoàn toàn xuống mặt đất (nhất là phần gót chân) vì cảm giác đau buốt. Nghiêng người sang hai bên không quá 45 độ, càng cố càng thấy đau. Cảm thấy khó khăn hoặc buốt nhói khi nhún gót chân, đứng bằng mũi bàn chân để lấy đồ trên cao.

Đau khi đại tiện 

Trường hợp rễ thần kinh đuôi ngựa bị chèn ép sẽ gây đau hạ bộ, khiến người bệnh đau thần kinh tọa cảm thấy đau buốt, khó chịu khi đại tiện.

Rối loạn thần kinh thực vật 

Người bệnh khi mắc đau thần kinh tọa, ở bên phần chân đau thường bị mất các loại phản xạ như dựng lông, vận mạch, bài tiết mồ hôi,…

Teo cơ 

Tùy thuộc vào vị trí tổn thương của rễ thần kinh mà biến chứng của các cơn đau có thể gây teo cơ bắp chân hoặc teo cơ mác. Ở mức nguy hiểm này, nếu bệnh nhân không kịp thời can thiệp thì nguy cơ bại liệt là không thể tránh khỏi.

BS Thu Thủy

Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG 

Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline: 0943986986 - 0937638282


Dành cho bệnh nhân
  • Cảm tưởng bệnh nhân
  • Khám chữa các chứng bệnh
  • Đặt lịch khám
  • Khám bệnh trực tuyến
  • Hoạt động từ thiện
  • Khám cho bệnh nhân nước ngoài
  • Các dịch vụ khác
Sản phẩm
  • Thuốc quý
  • Thuốc ngâm rượu
Free Hit Counter
  1. Trang chủ
  2. Bệnh phổ biến
  3. Thần kinh - tâm thần

Điện thoại liên hệ:0943.986.986

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Tin mới nhà thuốc
SKCĐ - Xơ cứng bì hệ thống gây ra bệnh phổi kẽ và tăng huyết áp phổi

SKCĐ - Xơ cứng bì hệ thống gây ra bệnh phổi kẽ và tăng huyết áp phổi Mới

SKCĐ - Bệnh loạn dưỡng cơ Becker được điều trị như thế nào?

SKCĐ - Bệnh loạn dưỡng cơ Becker được điều trị như thế nào? Mới

SKCĐ - Cô gái 19 tuổi động kinh do áp lực học hành: Một câu chuyện cảnh tỉnh

SKCĐ - Cô gái 19 tuổi động kinh do áp lực học hành: Một câu chuyện cảnh tỉnh

SKCĐ - Điều trị bằng Nam y: 3 tháng hết viêm khớp dạng thấp, 7 năm không tái bệnh

SKCĐ - Điều trị bằng Nam y: 3 tháng hết viêm khớp dạng thấp, 7 năm không tái bệnh

SKCĐ - Người đàn ông điều trị 1 năm xơ cứng bì bằng Nam y - Ổn định đến 10 năm sau

SKCĐ - Người đàn ông điều trị 1 năm xơ cứng bì bằng Nam y - Ổn định đến 10 năm sau

Truyền thông
  • Phóng sự truyền hình
  • Chuyên gia nói
  • Thành tích
  • Trang Thơ
  • Báo chí viết
  • Kỉ niệm 370 năm
Đối tác
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>
<a href="/doi-tac" title="Đối tác" rel="dofollow">Đối tác</a>

NHÀ THUỐC GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG 

CƠ SỞ 1: 99 - PHỐ VỒI - THƯỜNG TÍN - HÀ NỘI,  ĐIỆN THOẠI: 024.3385.3321

CƠ SỞ 2: SỐ 5 - 7 KHU THỦY SẢN, NGÕ 1 LÊ VĂN THIÊM - NHÂN CHÍNH - THANH XUÂN - HÀ NỘI,  ĐIỆN THOẠI: 024.8587.4711

Hotline: 0943.406.995 - 0943.986.986 - 093.763.8282(24/24h) Fax: 024.3569.0442

WEBSITE: Dongythoxuanduong.com.vn - Email: [email protected]

Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số: 09/SYT - GPHĐ

Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0500438313 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 23/04/2002. 

 

 

Cấm sao chép dưới mọi hình thức. Nội dung trên website này chỉ có tác dụng tham khảo,
bệnh nhân không tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

0943.986.986
Flow Us: