BẠN BIẾT GÌ VỀ ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA ?
Dây thần kinh tọa hay còn gọi là dây thần kinh ngồi, dây thần kinh hông to là dây thần kinh hỗn hợp to nhất cơ thể có vai trò quan trọng cho việc vận động và chi phối cảm giác của chi dưới. Bệnh đau thần kinh tọa là một bệnh khá thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Cùng nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu tất tần tật về đau dây thần kinh tọa nhé!
1. Nguyên nhân gây bệnh đau dây thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, nó có thể do viêm nhiễm từ các bệnh toàn thân như cúm, lậu, giang mai, sốt rét, thấp tim... Tuy nhiên, đa phần đau dây thần kinh tọa là do các nguyên nhân tại chỗ gây ra:
- Thoát vị đĩa đệm: là nguyên nhân phổ biến
Thoát vị đĩa đệm cấp tính hay gặp ở người trẻ trong độ tuổi lao động, nguyên nhân do các động tác gắng sức mạnh, sai tư thế…ví dụ cúi xuống nâng vật nặng sai tư thế, cử động đột ngột vùng cột sống. Ở người cao tuổi thường do thoái hóa đĩa đệm.
Ngoài ra còn do vi chấn thương kéo dài, hay gặp ở những người làm nghề lái xe đường dài, làm việc sai tư thế trong thời gian dài…
- Trượt đốt sống
Trượt đốt sống do bẩm sinh hoặc chấn thương, hoặc do tổn thương các rễ thần kinh, hẹp ống sống thắt lưng… từ đó chèn ép và gây đau dây thần kinh tọa.
- Viêm đốt sống hoặc viêm cột sống dính khớp
Viêm đốt sống thắt lưng, viêm cột sống dính khớp cũng gây ảnh hưởng và đau dây thần kinh tọa.
- Thoái hóa cột sống, loãng xương: thường gặp ở người lớn tuổi
- Các khối u cột sống: Các khối u có thể xuất phát tại cột sống hoặc di căn từ nơi khác đến, u chèn ép vào dây thần kinh gây đau
- Một số nguyên nhân khác: Abces ngoài màng cứng, lao cột sống, hẹp ống sống thắt lưng, phì đại diện khớp…
2. Triệu chứng đau dây thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa thường có các triệu chứng sau:
- Đau dọc theo dây thần kinh tọa
Bệnh nhân đau từ cột sống thắt lưng, lan xuống mông, mặt sau đùi, cẳng chân và bàn chân. Nếu do dây thần kinh L5 thì sẽ đau lan ở mặt trước ngoài cẳng chân xuống trước mắt cá ngoài mu bàn chân rồi đến ngón chân cái. Nếu đau dây thần kinh S1 thì đau lan ở mặt sau cẳng chân tới gót chân, lòng bàn chân và bờ ngoài bàn chân tới ngón út.
Tình trạng đau có thể âm ỉ cả ngày, hoặc đau từng cơn, đau khi vận động...
- Các triệu chứng khác
+ Tê bì, giảm cảm giác: tùy theo mỗi người và triệu chứng sẽ thay đổi
+ Hạn chế vận động: Tổn thương dây thần kinh L5 thì bệnh nhân không đi được bằng gót. Tổn thương dây thần kinh S1 thì bệnh nhân không đi được bằng ngón chân được.
+ Dáng đi có thể lệch về bên đối diện chân đau, cột sống thắt lưng có thể bị cong vẹo, mất đường cong sinh lí.
3. Điều trị đau dây thần kinh tọa
Hiện nay tây y chủ yếu sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm, thuốc corticoid để làm giảm các triệu chứng cho bệnh nhân. Các thuốc này ít nhiều cũng có tác dụng nhưng lại có nhiều tác dụng phụ. Chính vì vậy việc lựa chọn điều trị theo đông y được nhiều bệnh nhân tin tưởng hơn:
- Thuốc đông y điều trị đau dây thần kinh tọa
Theo đông y, đau dây thần kinh tọa thuộc phạm vi chứng thấp tý do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo chứng trạng của bệnh nhân mà chia các thể bệnh và phác chữa khác nhau:
+ Thể trúng phong hàn ở kinh lạc
Pháp chữa: khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết
Phương chữa:
Độc hoạt 12g, Phòng phong 8g, Tang ký sinh 12g, Tế tân 8g, Quế chi 8g, Đan sâm 12g, Uy linh tiên 12g, Chỉ xác 8g, Trần bì 8g, Ngưu tất 12g, Xuyên khung 12g.
Pháp chữa: khu phong tán hàn, trừ thấp, hoạt huyết, bổ can thận
+ Thể phong hàn thấp tý
Phương: Độc hoạt tang kí sinh gia giảm
Độc hoạt 12g, Phòng phong 8g, Tang kí sinh 12g, Tế tân 6g, Ngưu tất 12g, Đỗ trọng 8g, Quế chi 6g, Đảng sâm 12g, Phục linh 12g, Bạch thược 12g, Đương quy 12g, Thục địa 12g, Đại táo 12g, cam thảo 8g.
Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
- Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt trị đau dây thần kinh tọa
Phương châm: Châm tả: Giáp tích L4-S1, Đại trường du, Trật biên, Hoàn khiêu, Thừa phù, Ủy trung, Thừa sơn, Dương lăng tuyền, Giải khê, Côn lôn
Châm bổ: Thận du, Can du, Tam âm giao, Túc tam lí
- Chế độ sinh hoạt: nghỉ ngơi, làm việc nhẹ nhàng, nếu nặng thì nên nghỉ ngơi tuyệt đối 1 thời gian, nằm trên giường cứng, tránh nằm võng.
Kiêng các vận động sai tư thế, kiêng mang vác
Tập thể dục các bài tập giãn cột sống như bơi, đu xà, tập yoga…
Bác sĩ Hồng Hạnh
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282