MẦN TƯỚI THẢO DƯỢC TRỊ RỐI LOẠN KINH NGUYỆT HIỆU QUẢ
Cây mần tưới thường được nhân dân ta dùng như một món ăn ngon cho bữa ăn hàng ngày, lá mần tưới non có thể ăn sống, ăn gỏi như các loại rau thơm hay nấu canh ăn, lá già có thể nấu nước uống hàng ngày giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt. Ngoài ra, mần tưới còn được sử dụng như một loại thuốc nam có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, kinh nguyệt không đều, bế kinh, mất ngủ… Vậy mần tưới được dùng như thế nào để tăng hiệu quả điều trị những chứng bệnh trên, hãy cùng Nhà Thuốc Thọ Xuân Đường cùng tìm hiểu nhé!
Mô tả dược liệu
Cây mần tưới hay còn gọi là trạch lan, hương thảo, có tên khoa học là Eupatorium fortunei Turcz., thuộc họ Cúc Asteraceae. Cây mần tưới có chiều cao khoảng từ 0,5 – 1 mét. Thân cây màu nâu hoặc tím nhạt và màu trắng, có nhiều nhánh, cành lá nhẵn. Lá xanh lục, mép có răng cưa. Cây mần tưới ra hoa màu tím, cuống hoa có lông. Cây cho quả có màu đen nhạt. Cây có hương thơm đặc trưng, có thể xua đuổi được ruồi, muỗi, rệp, rận.
Cây mần tưới mọc hoang ở những vùng đất ẩm ướt hoặc được gieo trồng để thu hoạch. Ở Việt Nam, cây mần tưới mọc ở cả ba miền.
Vị thuốc từ cây mần tưới
Bộ phận dùng: Thân và lá cây mần tưới.
Thời điểm thu hái: Mần tưới thường được thu hái vào mùa hè, cắt lấy đoạn ngọn cành có lá, rửa sạch phơi trong bóng râm, sấy khô hoặc tươi làm thuốc. Không nên hái khi cây đang là cây non.
Sơ chế: Trước khi chế biến, người dùng nên rửa thật sạch, sau đó hãy sử dụng.
Thành phần hóa học: Cây chứa tinh dầu, trong đó chủ yếu có p-cymene, methyl thymol ether neryl aceatate, lindelofine, O-coumaric acid, taraxasteryl palmitate. Ngoài ra, dịch chiết mần tưới chứa 25% ethanol là phần hiệu quả nhất của Peynland ức chế Enterovirus đường ruột của con người.
Tác dụng chữa bệnh
Theo Đông y, mần tưới có mùi thơm đặc biệt, vị hơi đắng, cay, tính ấm, vào hai kinh can, tỳ. Có tác dụng hoạt huyết, phá ứ huyết, thông kinh lợi tiểu chủ trị các bệnh lý kinh nguyệt không đều, phụ nữ sau sinh đau bụng, kém ăn, mệt mỏi, mất ngủ, giảm sưng đau do mụn nhọt và có tác dụng xua đuổi muỗi hiệu quả.
Ngoài ra, trong cây mần tưới có thành phần dưỡng chất giúp ngăn ngừa mụn nhọt, chữa bệnh chốc lở ở vùng miệng hay chấn thương ngoài da vô cùng công hiệu. Người dân thường dùng thân và lá của cây mần tưới tươi hoặc phơi khô dùng lâu dài giúp trừ bọ gà, mạt bọ, bọ chét, rệp, chấy, rận… Các loại côn trùng khác như ruồi, muỗi cũng bị xua đuổi.
Liều dùng và cách dùng
Liều dùng: 10 – 20g nếu dùng khô hoặc 50 – 150g nếu dùng tươi.
Có thể dùng cây mần tưới ở dạng tươi hoặc phơi khô để dùng dần. Có thể dùng sống hoặc nấu chín.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây mần tưới
Bài thuốc điều trị mụn nhọt, lở ngứa ngoài da
Cách dùng: Dùng khoảng 40g lá mần tưới tươi, giã nát cùng với ít muối. Đắp lên vùng da bị nhọt, vết thương một lớp mỏng, vừa đủ. Đắp thuốc từ 1 – 2 lần/ngày.
Bài thuốc chữa rong kinh, rong huyết
Cách dùng: Chuẩn bị 20g mần tưới tươi, 20g chỉ thiên, 20g mã đề, 20g ké hoa vàng. Thái nhỏ các nguyên liệu, sao vàng. Sắc tất cả với 3 bát nước, cô đọng còn 1 bát. Chia thuốc, uống 2 lần trong ngày. Dùng thuốc trong vòng 5 ngày.
Bài thuốc chữa thống kinh (đau bụng kinh) và kinh nguyệt không đều
Đây là tình trạng nhiều chị em gặp phải, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì. Để giảm tình trạng này, người bệnh áp dụng bài thuốc từ mần tưới như sau:
Cách dùng: Chuẩn bị củ gấu, mần tưới, ngải cứu, nhọ nồi và ích mẫu mỗi vị 15g. Đem các vị sắc với khoảng 1,2 lít nước, đun cạn lấy khoảng 2 bát nước chia 3 lần uống sau bữa ăn.
Bài thuốc chữa chứng bế kinh, chậm kinh
Bế kinh, máu kinh xấu, thường ra màu nâu đen nên dùng bài thuốc sau:
Cách dùng: Mần tưới, ké hoa vàng, cây mã đề và cỏ chỉ thiên mỗi vị thuốc 15g, sắc với 600ml còn 200ml nước sắc, uống chia 2 lần sau bữa ăn.
Bài thuốc chữa chứng kém ăn, mất ngủ, mệt mỏi ở phụ nữ sau sinh
Cách dùng: Chuẩn bị 20g mần tưới, 6g nhân trần, 10g ngải cứu, 4g rẻ quạt, 4g vỏ trái bưởi đào khô. Sắc tất cả cả nguyên liệu trên, uống thang thuốc trong ngày. Dùng thuốc liên tục trong 10 ngày liền.
Bài thuốc chữa máu hôi không ra sau khi đẻ
Cách dùng: Mần tưới (cả gốc và lá), ngải tím, quế chi, đều nhau. Tán thành bột, lấy chừng 80g, chia làm 2 lần uống với rượu.
Bài thuốc giải cảm
Cách dùng: Lá non mần tưới 100g, nấu canh mần tưới với thịt ăn trong ngày. Hoặc nấu nước mần tưới uống trong ngày. Nên dùng khi nước canh còn nóng. Điều trị trong vòng 3 ngày.
Bài thuốc hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giải nhiệt
Cách dùng: Dùng 20g mần tưới tươi (chọn cây chưa ra hoa). Rửa sạch, thái nhỏ, sau đó sắc nước lọc. Cô đặc 300ml nước còn 100ml. Thường xuyên uống để tiêu hóa tốt hơn, lợi tiểu, mát gan.
Lưu ý
- Trường hợp phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, cần thận trọng, cân nhắc kỹ trước khi dùng thuốc từ cây mần tưới.
- Lá mần tưới có thể dùng làm gia vị, ăn sống hoặc đắp vết thương. Vì vậy, nên rửa sạch lá, thân cây và loại bỏ rễ cây trước khi dùng, chế biến.
- Người huyết hư không có ứ trệ, người bị huyết nhiệt, người thể âm hư, người kinh nguyệt đến trước kỳ kinh không nên dùng.
Tác dụng của các bài thuốc đông y nói chung và bài thuốc từ mần tưới nói riêng còn phụ thuộc vào thể trạng, cơ địa của người sử dụng. Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng và thông báo cho bác sĩ biến những triệu chứng lạ trong quá trình dùng (nếu có).
BS Thu Thủy
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282