CÁC XÉT NGHIỆM CẦN THIẾT KHI KHÁM VÔ SINH HIẾM MUỘN
Thời buổi hiện đại, tỉ lệ vô sinh lại càng tăng, ai cũng mong muốn được làm cha, làm mẹ nhưng nhiều khi đợi hoài không thấy con về. Chính vì vậy thường tỏ ra lo lắng và không biết có nên đi khám hay không, và nếu đi khám thì khám cái gì? Bài viết sẽ mách bạn các xét nghiệm cần thiết khi đi khám vô sinh, hiếm muộn.
1. Khi nào nên đi khám hiếm muộn?
Hiếm muộn được định nghĩa khi 1 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, chung sống cùng nhau mà không sử dụng các biện pháp tránh thai nào trong vòng 1 năm không có con thì gọi là vô sinh.
Đối với trường hợp chưa từng mang thai hay sinh con lần nào thì gọi là vô sinh nguyên phát
Với trường hợp từng ít nhất 1 lần mang thai thì sau đó > 01 năm không có con lại cũng gọi là vô sinh thứ phát.
Chính vì vậy có thể đi khám sau khi 2 vợ chồng bạn “mong con” 1 năm, hoặc các cặp vợ chồng lớn tuổi (nữ>35 tuổi) có thể đi khám sớm sau khi chung sống 6 tháng.
2. Các xét nghiệm cần làm với nam giới
Trước khi thăm khám cần hỏi về các đặc điểm sinh lý của bệnh nhân, xem có bị yếu sinh lý hay mắc các chứng di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm… hay ko?
• Xét nghiệm quan trọng nhất: Tinh dịch đồ
Tinh dịch đồ cho kết quả tốt nhất, chính xác nhất là sau khi kiêng quan hệ 3-5 ngày. Nam giới lấy tinh dịch vào ống/lọ theo mẫu của bộ y tế rồi đưa đến địa điểm xét nghiệm trong vòng 30 phút. Các bác sĩ sẽ dùng các phương pháp để xác định mật độ tinh trùng, khả năng di động, hình dạng bình thường… rồi so sánh và đối chiếu với quy chuẩn xem kết quả có bình thường hay không.
• Siêu âm
Siêu âm giúp đánh giá một số vấn đề như tràn dịch màng tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh… hoặc các vấn đề liên quan đến vô sinh khác.
• Sinh thiết tinh hoàn
Xét nghiệm này thường chỉ được làm khi tinh dịch đồ không có hoặc có rất ít tinh trùng.
• Xét nghiệm máu
Công thức máu, chức năng gan thận, các bệnh lây qua đường tình dục
>>Xem thêm: https://www.facebook.com/dongytxd
2. Các xét nghiệm cần thiết ở nữ giới
• Xét nghiệm nội tiết
Được làm vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của chu kì kinh nguyệt, thường xét nghiệm 6 chỉ số sau: FSH, Prolactin, LH, E2, Progesteron, Testosteron
Ngoài ra còn có xét nghiệm chỉ số dự trữ buồng trứng AMH – có thể xét nghiệm vào bất cứ thời điểm nào.
• Khám phụ khoa
Được thực hiện khi sạch kinh 2-5 ngày xem có bị viêm nhiễm hay không, nguyên nhân gây viêm nhiễm là gì? Tạp trùng, nấm, virus HPV…?
• Siêu âm
Đánh giá hình dạng kích thước tử cung, đo độ dày nội mạc và theo dõi sự phát triển của trứng. Đây là một phương pháp cận lâm sàng đơn giản, rẻ tiền không xâm lấn và giúp phát hiện được nhiều vấn đề khác nhau như lạc nội mạc tử cung, polyp tử cung, nang nabot tử cung, buồng trứng đa nang…
• Chụp tử cung vòi trứng
Thực hiện sau khi sạch kinh 2-5 ngày, kiêng quan hệ vợ chồng và không có viêm nhiễm phụ khoa. Chụp tử cung vòi trứng giúp xác định được hình dạng tử cung, phát hiện dị tật như tử cung 1 sừng, tử cung 2 sừng và quan trọng là đánh giá được 2 vòi trứng có thông tốt hay không.
Ngoài ra còn một số xét nghiệm chuyên sâu, dựa theo các kết quả xét nghiệm và khám ban đầu có thể chỉ định thêm.
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với nhà thuốc dong y THỌ XUÂN ĐƯỜNG theo Hotline 0943986986 hoặc 0943233968