3 LOẠI CÂY CẢNH LÀM THUỐC
Từ xưa các vị danh y như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông đã biết tận dụng cây cối quanh nhà làm thuốc và đạt được hiệu quả chữa bệnh tuyệt vời. Các vị thuốc đó còn được dùng trong các bữa ăn hàng ngày, dùng đắp ngoài hay chườm nóng, ngâm rượu hay thay trà hàng ngày, và không chỉ vậy có những cây thuốc tác dụng tốt nhưng lại đẹp nên được trồng làm cảnh rất nhiều.
1. Cây đinh lăng
Còn được gọi là sâm nam dương, trong rễ củ cây đinh lăng có chứa tới 8 loại saponin có tương tự các loại sâm quý, ngoài ra còn có các vitamin B, các acid amin cần thiết và không thể thay thế.
Rễ đinh lăng có vị ngọt, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, giải dị ứng, tiêu viêm, chữa đau mỏi cơ xương khớp. Có thể dùng sắc nước uống hoặc ngâm rượu.
Lá đinh lăng có thể dùng làm nấu canh giúp tiêu viêm lợi sữa, hoặc sao vàng sắc uống cho tác dụng khá tốt.
2. Hoa hồng
Hoa hồng là một loại cây đẹp, được trồng làm cảnh rất nhiều. Các loại hoa hồng cũng rất phong phú như hồng bạch, hồng trắng, hồng vàng, hồng đỏ… mỗi loại có công dụng khác nhau.
Hay sử dụng làm thuốc nhất là hoa hồng đỏ và trắng. Theo dong y hoa hồng đỏ có vị ngọt, tính ấm, tác dụng hoạt huyết giúp làm khí huyết lưu thông, chữa kinh nguyệt không đều, đau vùng bụng dưới, sung tấy, đinh nhọt…
Hoa hồng trắng có vị ngọt, chứa nhiều vitamin, tinh dầu dùng chữa ho rất hiệu quả. Dân gian thường sử dụng hoa hồng trắng hấp cùng đường phèn để chữa ho.
3. Cây nha đam
Hay còn có tên là lô hội, là một loại cây có lá rất căng mọng và nhiều nước. Nha đam cũng được trồng làm cảnh, làm thuốc, chế biến món ăn rất nhiều.
Nha đam tươi thường được dùng để chữa bỏng và các vết thương ngoài da, khi chế biến có thể trở thành đồ uống thanh mát giúp thanh nhiệt, giải độc, làm sáng đẹp da. Đặc biệt theo đông y dùng gel nha đam cô đặc để thành vị thuốc lô lội có tác dụng trị táo bón, kích thích tiêu hóa, tẩy giun sán.
Ngoải ra có nhiều cây cảnh làm thuốc khác được dân gian sử dụng rất nhiều.