CÁCH SỬ DỤNG NHÂN SÂM HIỆU QUẢ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Nhân sâm là một loại thảo dược quý hiếm, có tác dụng đại bổ nguyên khí tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng, nếu sử dụng sai hoặc lạm dụng có thể gây phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cùng nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu cách sử dụng nhân sâm hiệu quả.
1. Nhân sâm có công dụng gì?
Nhân sâm có nhiều loại khác nhau, nhưng quý và được ưa chuộng nhất là nhân sâm Triều Tiên. Thành phần chủ yếu của nhân sâm gồm saponin triterpenoid tetracyclic, nhóm dammaran (gọi chung là ginsenosid), có tới gần 30 saponin khác nhau.
Theo dong y, nhân sâm được coi là đầu vị của thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y: sâm, nhung, quế, phụ. Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí.
Ứng dụng lâm sàng dùng trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, cơ thể mới ốm dậy, kém ăn, trí nhớ suy giảm, người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, trong người nóng, háo khát, đái tháo, tim loạn nhịp, sinh dục kém, trẻ em quá gầy yếu, chậm lớn.
2. Một số cách sử dụng nhân sâm hiệu quả
Để phát huy tác dụng của nhân sâm thì có thể sử dụng theo 1 trong những cách sau
- Pha trà nhân sâm
Dùng nhân sâm tươi: Thái nhân sâm thành các lát mỏng, sau đó mỗi lần lấy khoảng 1-2g cho vào nước sôi pha trà. Khi uống trà có thể nhai và nuốt cả miếng nhân sâm.
Tán bột sâm: Sau khi sấy khô nhân sâm tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng khoảng 1-2 g bột sâm pha với nước sôi rồi uống
- Ngậm sâm tươi
Thái nhân sâm thành các lát mỏng rồi ngậm trong miệng, đến khi miếng sâm mềm thì có thể nhai nuốt. Một ngày ngậm 3-4 lát là đủ
- Ngâm mật ong
Thái nhân sâm thành các lát mỏng rồi ngâm trong mật ong, sau đó để trong tủ lạnh dùng dần. Mỗi lần lấy 1 thìa nhân sâm mật ong pha nước ấm uống
- Sắc nước uống
Mỗi ngày dùng khoảng 5-10g sâm sắc lấy nước uống
- Nấu cháo ăn
Thái lát nhân sâm sắc nước kĩ, sau đó thêm gạo vào nấu cháo. Có thể kết hợp đậu đỏ, táo đỏ, hạt sen để thơm ngon hơn.
3. Những ai không nên dùng nhân sâm
Nhân sâm bổ khí tăng cường sinh lực, nhưng có 1 số đối tượng không nên dùng nhân sâm
- Phụ nữ đang mang thai
- Người tỳ vị hư hàn thường sôi bụng, đại tiện lỏng, tiêu chảy, đầy chướng bụng
- Người mắc bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch không nên dùng
- Trẻ nhỏ không nên dùng sâm.
- Người khỏe mạnh cũng nên thận trọng khi dùng nhân sâm. Nếu không có thể khiến huyết áp tăng cao, miệng lưỡi khô, đại tiện táo
Như vậy nhân sâm có tác dụng khá tốt đối với sức khỏe. Nhưng nếu không biết cách dùng mà tùy ý sử dụng hay lạm dụng dùng quá nhiều sâm có thể gây nguy hại tới sức khỏe.