CÂY KHẾ CHỮA BỆNH ÍT AI BIẾT
Cây khế từ lâu là một cây trồng được dùng lấy quả ăn, hoặc trồng thế bonsai làm cảnh, làm bóng mát. Dân gian cũng có thể dùng lá khế để tắm trị rôm ngứa. Tuy nhiên tác dụng của cây khế dùng để chữa bệnh còn nhiều hơn thế. Cùng nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu tác dụng chữa bệnh của cây khế ít ai biết.
1. Tác dụng của quả khế
- Tên đông y: Ngũ liễm tử
- Tính vị: vị chua chát, tính bình, không độc
- Tác dụng: khử phong thanh nhiệt, giải uế, giúp lành vết thương
- Ứng dụng lâm sàng: chữa các chứng cảm sốt, khát nước, ngộ độc rượu, đi tiểu ít, nhiệt độc, vết thương chảy máu.
Chữa bí tiểu, đau tức bàng quang: khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống. Nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml, uống lúc còn ấm nóng.
Ngoài ra, lấy 1 quả khế và 1 củ tỏi giã nát nhuyễn, đắp vào rốn.
Khát nước: ép nước cốt khế pha cùng đường phèn và nước lọc, uống theo nhu cầu
Chữa cảm sốt: quả khế tươi sắc lấy nước uống, uống càng nhiều càng tốt. Giúp bù điện giải và tránh tình trạng mất nước
2. Tác dụng của hoa khế
- Hoa khế có vị chua chát và hơi ngọt, tính bình
- Tác dụng bổ thận sinh tinh, nhuận phế, trừ ho, chỉ khát (hết khát).
- Ứng dụng lâm sàng: chữa kinh giản (co giật) ở trẻ em, ho gà, thận hư, kém tinh khí với cách thức là hãm nước sôi uống, liều từ 8 đến 16g
- Bài thuốc dân gian từ hoa khế
Chữa ho khan, ho có đờm: hoa khế (sao với nước gừng) 8 - 12g, cam thảo nam 12g, tía tô 8 - 10g, kinh giới 8 - 10g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.
3. Tác dụng của lá khế
- Tính vị: Lá khế thì có vị chua, chát, tính bình
- Tác dụng thanh nhiệt, mát huyết, tiêu viêm, lợi tiểu.
- Ứng dụng lâm sàng: Lá khế có công dụng chữa lở sơn (loại bệnh dị ứng, lở loét do tiếp xúc với cây sơn), dị ứng thông thường, nổi mề đay, cảm nắng, sổ mũi, sốt, ho, sốt xuất huyết, tiểu buốt, tiểu ra máu, mụn nhọt, ngộ độc và các bệnh khác như viêm tiết niệu, viêm âm đạo (ở phụ nữ).
Cách dùng là sắc nước uống với liều từ 20 đến 40g (hoặc hơn) một ngày.
- Bài thuốc kinh nghiệm
Chữa dị ứng, mẩn ngứa, mề đầy, lở loét…: Lấy lá khê giã nát, xoa và đắp lên chỗ dị ứng
Tằm bằng nước lá khế đun sôi để nguội
Phòng sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm trong mùa dịch: Lá khế 16g, lá dâu 12g, sắn dây 12g, lá tre 12g, mã đề 12g, sinh địa 12g sắc uống thay nước hàng ngày. Khi bị sốt xuất huyết, nếu có mẩn ngứa cũng dùng lá khế sắc uống, hoặc thêm lá khế vào bài thuốc dùng chữa sốt xuất huyết.
4. Tác dụng của vỏ thân và vỏ rễ cây khế
- Tính vị : vị chua chát, hơi ngọt, tính bình
- Tác dụng thanh hỏa nhiệt, tiêu đờm trệ, trừ nhiệt tích, giúp ban sởi dễ mọc và trừ ho.
- Ứng dụng lâm sàng: Dùng vỏ thân và vỏ rễ khế có thể chữa được đau khớp, đau đầu mãn tính, viêm dạ dày, viêm ruột, tiểu ít, lên sởi ở trẻ hay bệnh ho, viêm họng. Sắc uống với liều dùng là từ 8 đến 16g hoặc hơn.
Nói chung cây khế không chỉ cho trái ăn mà còn đem đến nhiều tác dụng bất ngờ. Tuy nhiên bệnh tật diễn biến khó lường, vì vậy khi sử dụng các phương pháp dân gian trị bệnh từ cây khế cần tham khảo ý kiến các y bác sĩ đông y.
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
số 5-7 Khu tập thể Thủy sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0943986986 - 0937638282