NÊN DÙNG THẢO DƯỢC NÀO ĐỂ GIẢM BÉO
Tỉ lệ béo phì đang gia tăng, số người mắc bệnh rối loạn mỡ máu cũng tăng theo, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Không chỉ vậy béo phì, béo còn khiến cơ thể nặng nề, khó chọn quần áo, đồ dùng phù hợp, khiến nhiều người mất tự tin khi ra đường. Quan trọng nhất béo sẽ khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường, huyết áp… Vậy nên sử dụng các loại thảo dược nào để giảm béo hiệu quả?
1. Trà hoa dâm bụt
Hoa dâm bụt là một loài hoa dân dã thường được trồng ở nhiều vùng quê làm hàng rào, hoặc trồng làm cảnh ở các con đường trong thành phố. Trong hoa dâm bụt có chứa các hoạt chất giúp làm tăng sản xuất amylase giúp thủy phân tinh bột, đường làm giảm sự tích tụ kcalo dư thừa trong cơ thể.
Ngoài ra khi sử dụng trà hoa dâm bụt sau mỗi bữa ăn sẽ giúp giảm hấp thu các chất đường bột, giúp cơ thể có được vóc dáng thon gọn. Ngoài ra trong dâm bụt còn chứa các vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Cách sử dụng rất đơn giản, bạn có thể dùng dâm bụt tươi hoặc khô để pha trà, dùng hoa khô thì thơm ngon hơn. Mỗi ngày 1 -2 tách trà sẽ giúp thanh lọc cơ thể tốt hơn.
2. Lá sen
Lá sen từ lâu đã được dân ta dùng làm trà uống để thanh nhiệt, vị thơm ngon khiến ai cũng mê. Không những thế trong lá sen có hoạt chất alcaluit và Flabolit có tác dụng ức chế các men lipal là thành phần chính chuyển hóa các thức ăn dạng tinh bột chuyển hóa đường. Chính vì vậy lá sen giúp chống hấp thu năng lượng cơ thể được nạp vào.
Theo đông y, lá sen có tên Hà diệp có vị đắng nhẹ, tính bình tác dụng thanh nhiệt giải độc. Lá sen là vị thuốc nam quý được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc, nếu phối hợp các vị thuốc khác sẽ tăng tác dụng.
Cách dùng lá sen đơn giản, chỉ cần hái lá bánh tẻ về thái nhỏ và hãm uống. Ngoài ra có thể phơi lá sen để dùng được lâu dài. Chú ý để giữ được màu xanh đẹp của lá sen thì nên sấy khô hoặc phơi âm can(phơi trong bóng râm). Trà lá sen có màu xanh trong vắt, thơm ngon rất dễ uống.
3. Giảo cổ lam
Giảo cổ lam là dạng cây thảo, có thân mảnh, được trồng phổ biến ở vùng núi cao. Cây đã được nghiên cứu qua rất nhiều đề tài khoa học như: Đề tài của GS Phạm Thanh Kỳ đánh giá bước đầu về tác dụng hạ cholesterol máu của giảo cổ lam năm 1999; Đề tài của Viện dược liệu trung ương năm 2004, đề tài của học viện quân y…
Qua các nghiên cứu cho thấy tác dụng của giảo cổ lam giúp giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, là thành phần thảo dược giúp ổn định đường huyết.
Theo đông y, giảo cổ lam có vị ngọt đắng, tính hàn, có tác dụng ích khí kiện tỳ, thanh nhiệt giải độc.
4. Nấm lim xanh
Nấm lim xanh được nhiều người biết đến với tác dụng hỗ trợ điều trị ung bướu, thực tế nó còn có tác dụng nâng cao sức đề kháng và hạ mỡ máu rất tốt.
Theo nghiên cứu, nấm lim xanh chứa các hoạt chất chính như Germanium, Tripterpenes, Ling zhi 8protein, Ling zhi -8 protein, Adenosine, các khoáng chất và vitamin. Các hoạt chất này có tác dụng tốt trong phòng chống ung thư, điều hòa huyết áp, giảm mỡ máu và giảm béo hiệu quả.
Cách sử dụng nấm lim xanh rất đơn giản, có thể thái lát để sắc uống hoặc nghiền nhỏ để pha trà. Nước sắc và trà thường có vị đắng nhẹ, có thể kết hợp la hán quả để giảm vị đắng của nấm.
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường
Địa chỉ: Số 7 khu Thủy Sản, Ngõ 46 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline tư vấn: 093.763.82.82 hoặc 0943. 986. 986