SÂM CAU GIÚP BỔ THẬN TRÁNG DƯƠNG
Dược liệu bổ thận tráng dương tăng cường bản lĩnh cho phái mạnh được rất nhiều người săn lùng. Mọi người thường truyền tai nhau các thảo dược từ núi sâu vừa rẻ vừa tác dụng tốt như nấm ngọc cẩm, sâm cau, nấm tỏa dương, nhục thung dung, dâm dương hoắc… Trong đó sâm cau được rất nhiều người yêu thích do có màu đẹp mắt và tác dụng tốt. Cùng nhà thuốc dong y Thọ Xuân Đường tìm hiểu về thảo dược sâm cau.
1. Mô tả dược liệu sâm cau
- Danh pháp khoa học: Curculigo orchioides Gaertn thuộc họ Tỏi voi lùn
- Phân bố: Cây sâm cau mọc ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Tại nước ta cây thường mọc ở các vùng rứng núi phía Bắc, các rừng thuộc khu vực Tây Nguyên. Người dân thường vào rừng để thu hoạch các cây mọc tự nhiên. Ngoài ra hiện nay đã có vùng trồng dược liệu này để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân
- Đặc điểm thực vật
Cây thảo, lá hẹp, cao 20 – 30cm, lá mọc tụ họp thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp. Phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất.
Ở dạng nguyên củ, sâm cau thường chia đốt rõ ràng, vỏ màu nâu đen, thân chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh, có các rễ con to bám quanh thân dễ chính. Thân rễ hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ.
Lá mọc tụ họp lại thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau hình mũi mác hẹp, dài 20-30cm, rộng 2,5-3cm gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn gần như cùng màu, gân song song rất rõ; bẹ lá to và dài; cuống lá dài khoảng 10 cm.
Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá, mang 3 - 5 hoa màu vàng, lá bắc hình trái xoan, đài 3 răng có lông; tràng 3 cánh nhẵn; nhị 6, xếp thành hai dãy, chỉ nhị ngắn; bầu hình thoi, có lông rậm. Quả nang, thuôn, dài 1,2 - 1,5 cm. Hạt 1 - 4, phình ở đầu.
2. Tác dụng của sâm cau
- Bộ phận dùng: củ rễ sâm cau
- Chế biến: Mang về loại bỏ rễ con, sau đó rửa sạch . Có thể dùng tươi hoặc thái lát phơi sấy khô để dùng dần
- Thành phần hóa học: theo nghiên cứu trong rễ củ sâm cau có chứa cycloartan triterpen saponin có tác dụng làm tăng khả năng sản xuất nội tiết tố nam testosterone, chống co thắt, làm thư giãn cơ và giảm ức chế thần kinh.
Ngoài ra còn chứa curculosid có tác dụng chống ngưng tập beta-amyloid, qua đó bảo vệ tế bào thần kinh, làm dịu căng thẳng.
- Tính vị: Theo đông y sâm cau có vị cay tính ấm, quy kinh tỳ, thận có tác dụng ôn ấm, cường dương, mạnh gân cốt
- Ứng dụng lâm sàng: điều trị các chứng nam giới di tinh, liệt dương, người già đái són, nam giới yếu sinh lý, hay bị đau bụng lạnh, ăn uống kém, lưng gối mỏi hạn chế vận động.
3. Cách sử dụng sâm cau hiệu quả phát huy tác dụng
Để sâm cau phát huy được tác dụng thì cần phải có cách sử dụng hợp lý, dùng liều lượng vừa phải không phải liều càng cao càng tốt
- Dùng dạng tươi: Sau khi rửa sạch đem thái lát sâm cau, sau đó đem sắc nước uống. Mỗi ngày dùng khoảng 50-100g sâm cau tươi sác với 1 lít nước đến khi cạn còn 1/3 thì chắt ra uống trước ăn
- Dùng dạng khô: Mỗi ngày dùng khoảng 12-16g sâm cau khô thái lát, sau đó đem sắc nước uống hàng ngày
- Dùng ngâm rượu: tốt nhất nên dùng sâm tươi đảm bảo hoạt chất cao nhất
Cứ 1 kg sâm cau ngâm với 1 lít rượu 35 độ trở lên, sau khoảng 3 tháng đợi ra hết hoạt chất thì bắt đầu sử dụng. Mỗi ngày dùng 2 chén nhỏ chia 2 lần uống sau ăn.
- Dùng nấu ăn: Thịt gà hầm sâm cau
Nguyên liệu: ½ con gà mái tơ làm sạch khoảng 1kg, cắt miếng to. Sâm cau 50g, gia vị vừa đủ
Cách chế biến: Đem gà ướp gia vị khoảng 30 phút cho ngấm, sau đó cho vào nồi cùng với sâm cau, thêm khoảng 200ml nước. Sau đó đun sôi thì hạ lửa nhỏ, đun đến khi thịt chín mềm thì bắc ra ăn nóng
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
số 5-7 Khu tập thể Thủy sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0943986986 - 0937638282