Thục địa chế từ Sinh địa mà thành

Thục địa, Sinh địa là 2 vị thuốc quý được sử dụng thường xuyên trong lâm sàng, cả 2 vị thuốc này đều được chế biến từ rễ củ cây địa hoàng Rhemannia glutinosa (Gayne...) Libosch. Họ hoa mõm sói Scrophulariaceae. Trong đó vị Thục địa được chế biến rất cầu kì từ Sinh địa để trở thành một vị thuốc có tính vị và tác dụng hoàn toàn khác. Cùng tìm hiểu về 2 vị thuốc này và cách chế biến Thục địa từ sinh địa nhé!

 

THỤC ĐỊA CHẾ TỪ SINH ĐỊA MÀ THÀNH

Thục địa, Sinh địa là 2 vị thuốc quý được sử dụng thường xuyên trong lâm sàng, cả 2 vị thuốc này đều được chế biến từ rễ củ cây địa hoàng Rhemannia glutinosa (Gayne...) Libosch. Họ hoa mõm sói Scrophulariaceae. Trong đó vị Thục địa được chế biến rất cầu kì từ Sinh địa để trở thành một vị thuốc có tính vị và tác dụng hoàn toàn khác. Cùng tìm hiểu về 2 vị thuốc này và cách chế biến Thục địa từ sinh địa nhé!

1. Mô tả dược liệu

- Nguồn gốc vị thuốc: Cả 2 vị thuốc Sinh địa và Thục địa đều được chế biến từ cây Địa hoàng.

- Mô tả cây địa hoàng: Đây là một cây thuốc quý được sử dụng từ nhiều năm nay. Nó có dạng thân thảo, có thể sống nhiều năm chỉ cao khoảng 40 cm so với mặt đất.

Đặc điểm của cây là toàn cây có lông, rễ phình lên thành củ. Lá tập trung mọc chủ yếu từ gốc, có nhiều lông, phiến lá hình trứng ngược, gốc thuôn, đầu tròn, mép khía răng cưa tròn, gân lá hình mạng lưới nổi rõ ở mặt dưới. Khoảng tháng 4 hàng năm cây ra hoa, hoa có hình ống màu tên đỏ, mọc thành chùm trên một cuống dài. Quả nang chứa nhiều hạt nhỏ thường ra vào khoảng tháng.

 

- Phân bố: Địa hoàng là cây di thực, trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Bắc Giang.

2. Vị thuốc Sinh địa, Thục địa

- Bộ phận dùng: củ rễ cây địa hoàng

- Thu hái: Hàng năm vào khoảng cuối mùa đông đầu mùa hạ người dân đi đào lấy củ về. Nếu dùng tươi gọi tên là Tiên địa hoàng, dùng củ khô gọi là Sinh địa hoàng, sau khi chế biến thì gọi là Thục địa

- Vị thuốc sinh địa:

+ BPD: Củ rễ cây địa hoàng phơi sấy khô, bên ngoài có màu xám, bên trong ruột màu nâu đen

+ Tính vị: Sinh địa vị đắng tính hàn, quy kinh Tâm, Can, Thận, Tiểu trường

+ Tác dụng: thanh nhiệt lương huyết sinh tân

+ Ứng dụng lâm sàng: dùng để điều trị các chứng tà nhiệt nhập vào phần dinh, phần huyết

- Vị thuốc Thục địa

+ BPD: Thục địa là sử dụng Sinh địa qua cửu chưng cửu sái với rượu gừng mà tạo thành

+ Tính vị: Vị ngọt, tính ấm, quy kinh Tâm, Can, Thận

+ Tác dụng: dưỡng huyết, dùng trong các trường hợp thiếu máu, da xanh xao, gầy yếu

3. Cách chế Thục địa từ Sinh địa

- Nguyên liệu:

+ Sinh địa 10kg. Chọn củ sinh địa chắc, to, không bị sâu, thối, hà. Khi cắt ruột bên trong có màu vàng, thịt chắc( trông như củ khoai nghệ là tốt).

Mẹo kiểm tra nhanh: Cho sinh địa vào thau nước lớn, củ nào chìm là củ tốt.

+ Sa nhân: sa nhân tán bột, cỡ 300-400g

+ Rượu: tùy vào độ mà cần bao nhiêu lít. rượu 37-40 thì cần độ 5-7l.

- Dụng cụ chế biến: 1 xoong lớn, 1 chum sành, 1 chum sứ, nia/ sàng để phơi và các dụng cụ khác

-  Sơ chế nguyên liệu

+ Ngâm tất cả sa nhân vào trong rượu ủ khoảng 1 tuần

+ Sinh địa rửa sạch để ráo nước. Sau đó xếp sinh địa vào 1 cái thau lớn, đổ rượu sa nhân lượng vừa đủ ngâm ủ 1 ngày đêm.

 

- Chế biến Thục địa:

+ Bước 1: Chuẩn bị

Sau khi ngâm ủ 1 ngày đêm lấy củ sinh địa vào chum sành có thể xếp nén xuống cũng được. Sau đó thêm rượu sa nhân vào chum, đậy kín.

+ Bước 2: Chưng Thục

Đổ nước vào xoong to khoảng 1/3 xoong, rồi đặt chum sinh địa ủ sa nhân vào trong. Đặt xoong lên bếp đun lửa to đến khi nước trong xoong sôi sung sục thì mới bắt đầu hạ lửa nhỏ dần. Cứ tiếp tục đun như vậy, khi nào cạn nước thì chế nước sôi vào xoong(không nên chế nước lạnh mất thời gian). Đun trong khoảng 12-14h là được

+ Bước 3: Giỡ Thục ra phơi

Sau khi đun kĩ 1 lần như vậy thì giỡ thục đi phơi( sái) dưới nắng vừa phải. Nước Thục để lại để chưng lần tiếp theo. Đến khi củ Thục se quắt lại, dẻo lại thì lại xếp vào chum làm lại từ bước 1. Cứ như thế cho đủ 9 lần cửu chưng cửu sái thu được Thục địa dẻo như mứt, đen tuyền, nắm không dính tay là đạt.

Nói chung chế biến Thục địa khá cầu kì, nếu làm đủ các bước sẽ cho Thục địa tác dụng tốt nhất. Nếu chỉ làm sơ sài, chế biến qua loa thì không phát huy hết tác dụng của thục địa được.

Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với  

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG 

số 5-7 Khu tập thể Thủy sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0943986986 - 0937638282

Bác sĩ Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)


Điện thoại liên hệ:0943.986.986