SỎI TIẾT NIỆU CÓ THỂ DẪN ĐẾN SUY THẬN, THẬM CHÍ TỬ VONG NẾU ĐIỀU TRỊ CHẬM TRỄ VÀ SAI CÁCH
Bài đăng trên báo Người giữ lửa ngày 5/9/2018
Anh Trần Thanh Tùng 33 tuổi (Nghĩa Hưng, Nam Định) hỏi: Tôi bị sỏi tiết niệu đã mổ cách đây 2 năm, nhưng nay lại tái phát. Cho tôi hỏi bệnh này điều trị theo Nam y có được không? Và điều trị như thế nào?
* TS. Lương y Phùng Tuấn Giang - Chủ nhiệm Nhà thuốc Thọ Xuân Đường:
Sỏi tiết niệu là hiện tượng kết sỏi ở đường tiết niệu bao gồm: Sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang… Sỏi đường niệu hay xảy ra ở người lớn tuổi và có khả năng tái phát. Bệnh gây tắc nghẽn đường tiểu, từ đó làm nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm thận, tăng huyết áp, nặng hơn có thể gây suy thận và thậm chí dẫn đến tử vong… Trường hợp của bạn đã mổ và giờ tái phát là do bệnh chưa được trị tận gốc, cũng như bạn chưa biết cách phòng bệnh, giúp cơ thể thuận theo tự nhiên.
Theo những nguyên nhân thường thấy việc hình thành sỏi ở đường tiết niệu là do uống ít nước, nước không sạch, thường xuyên nhịn tiểu, hay bị viêm nhiễm đường tiết niệu… nước tiểu quá mức bão hòa muối canxi hoặc do bổ sung canxi quá nhiều, ăn nhiều hải sản… Đôi khi, lại do thiếu canxi khi các chất oxalate liên kết với canxi trong nước tiểu, kích hoạt sự hình thành sỏi; cũng có sỏi do ăn nhiều vỏ hành, rau chút chút hoặc uống vị thuốc Đại hoàng khiến nồng độ oxalate niệu tăng, tạo sỏi; Khi nhiễm khuẩn tiết niệu, vi khuẩn tiết ra men urease làm phân hủy urê tạo Ammoniac, bị phân hủy gây kiềm hóa nước tiểu, tạo sỏi Struvit... Nhiều nguyên nhân dẫn đến sỏi tiết niệu mà ta không ngờ tới.
Để điều trị sỏi đường tiết niệu căn cứ ở gốc bệnh và hiện trạng bệnh. Với trường hợp của bạn điều trị theo phương pháp Nam y là phù hợp. Bởi, Nam y là kết hợp tinh hoa của y học cổ truyền, văn hóa chữa bệnh của các dân tộc Việt và thế mạnh của y học hiện đại. Đồng thời có sự nghiên cứu về môi trường và quy luật tự nhiên, nên có cách nhìn nhận toàn diện về bệnh, dễ dàng tìm ra gốc bệnh và đưa ra phác đồ điều trị “trúng đích” hơn. Ngoài việc dùng thuốc có nguồn gốc tự nhiên, Nam y sử dụng các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc: Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, ẩm thực trị liệu, … Điều trị theo phương pháp Nam y là giúp con người trở về với quy luật tự nhiên, điều chỉnh cơ thể quân bình âm dương, khắc phục bệnh tật.
Có những trường hợp uống thuốc Nam có thể tan sỏi, nhưng cũng có trường hợp phải cần sự tác động thời bằng nội soi của y học hiện đại khi sỏi ở vị trí hẹp của niệu đạo không thể thông thoát được. Tuy nhiên trên thực tế, trường hợp phải can thiệp bằng nội soi không nhiều, vì phần lớn bệnh nhân đến điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu bằng phương pháp Nam y tại Thọ Xuân Đường đều thoát sỏi ra một cách tự nhiên, an lành.
Có các bài thuốc trị sỏi tiết niệu rất hiệu quả bạn có thể tham khảo như:
+ Đại mạch 90g, sắc lấy nước, cho nước gừng, mật ong vào uống thay trà, chữa sỏi thận, đái buốt.
+ Một củ tỏi bọc giấy lại nướng chín, phơi sương một đêm, uống với nước sôi để nguội lúc đói bụng, chữa sỏi thận.
+ Đậu nành 100g, vỏ quýt 60g cùng nấu cháo đậu, vừng vàng 100g ngâm vào 250ml nước. Lúc bụng đói ăn cháo đậu và uống nước ngâm vừng, chữa sỏi tiết niệu.
Hay những kinh nghiệm từ dân gian rất linh nghiệm:
• Quả dứa: Gọt dứa khoét lõi sau đó nhét phèn chua vào. Đem nướng trái dứa lên cho chín vàng, ép lấy nước uống hàng ngày. Làm như vậy 1 tháng, mỗi ngày 1 quả dứa sỏi thận sẽ tan lúc nào không hay.
• Chuối hột: Dùng hạt của quả chuối hột đã chín, đem phơi sấy khô, sau đó rang cháy tán thành bột. Mỗi ngày dùng 1 thìa cà phê bột hột chuối hòa với nước, uống ngày 2-3 lần, liên tục trong vòng 20-30 ngày sẽ làm tiêu dần những viên sỏi. Hoặc bạn có thể dùng hột của quả chuối chín, rang vàng (mỗi lần 1 nắm hột) cùng với 3 chén nước sắc lấy 2 chén nước, uống hàng ngày sẽ hết.
• Hoa dâm bụt: Vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng do thận, sát trùng. Lấy 9 bông hoa dâm bụt rửa sạch, bỏ cuống hoa, sau đó bỏ vào bát, thêm 1 thìa đường phen, 60ml nước lọc. Sau đó đem đun cách thủy, sôi khoảng 2-3 phút, lấy bát ra để nguội. Ăn hết hoa và uống hết nước, ngày 1 lần. Sau khi áp dụng bài thuốc này, sỏi sẽ tan ra thành những viên nhỏ và thoát ra ngoài theo đường tiểu.
Tuy nhiên, việc điều trị sẽ hiệu quả hơn khi có sự hướng dẫn chuyên môn của thầy thuốc, vì còn tùy theo bệnh và thể trạng của từng người bệnh khi áp dụng những bài thuốc có nguồn gốc tự nhiên.
Chế độ ăn cũng là yếu tố quyết định trong quá trình điều trị bệnh. Thực đơn ăn uống hàng ngày cần ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ ngày 2-3 lít nước, kiêng ăn mặn, hạn chế ăn thịt động vật. Nếu có dấu hiệu tiểu buốt, dắt thì nên dùng sớm các loại lợi tiểu sẵn có như râu ngô, mã đề... Nên kiêng thực phẩm chứa nhiều canxi (như sữa bò, các chế phẩm đậu, ốc, cua, tôm, rau câu, rau cần) và các loại thực phẩm có hàm lượng axit oxalic cao như táo, tỏi, hành tây, cà phê, ca cao, nước chè… Người bị sỏi axit oxalic thì nên dùng các loại thịt gà, vịt, thịt nạc, cá, trứng, nho… Người bị sỏi phốt pho canxi hoặc axit cacbonic nên ăn đồ chua để nước tiểu có tính axit, làm tan sỏi. Người bị sỏi axit uric nên ăn nhiều rau quả tươi, sữa. Không nên ăn xương, nội tạng động vật, súp lơ. Kiêng rượu, cà phê… Ngoài ra, nên tăng cường tập luyện dưỡng sinh, hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp ngoài trời theo sức để kích thích việc thải sỏi ra ngoài. Việc kết hợp giữa thuốc, chế độ ăn uống và luyện tập đúng đắn sẽ giúp người bệnh thoát bệnh dễ dàng, không phải nặng nề căng thẳng hay sợ biến chứng vì thế mạnh của Nam y là trị gốc bệnh và đưa con người về với tự nhiên, thuận theo tự nhiên.
Quý độc giả quan tâm đến phương pháp chữa bệnh bằng Nam y có thể tìm hiểu tại Nhà thuốc dong y Thọ Xuân Đường: Số 7 Khu Thủy sản, ngõ 46 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính - Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 024.85874711/ Hotline: 0943 406 995/ 0937638282.