CÁC PHÒNG NGỪA UNG THƯ TÁI PHÁT HIỆU QUẢ
Khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại giúp nền y tế có bước tiến ngày càng lớn, các bệnh ung thư được phát hiện sớm hơn và có tiên lượng điều trị tốt hơn trước kia rất nhiều. Tuy nhiên, không ít bệnh nhân bị tái phát ung thư sau một thời gian điều trị bằng phẫu thuật, hóa xạ trị hay các phương pháp khác. Vậy làm thế nào để phòng ngừa ung thư tái phát hiệu quả?
1. Nguyên nhân ung thư tái phát
Ung thư tái phát là dạng ung thư nguyên phát sau khi được điều trị thuyên giảm thì những cơ quan, bộ phận đó lại phát sinh ra loại ung thư mới.
• Ung thư có thể tái phát theo những cách sau:
- Tái phát cục bộ: Khối ung thư tái phát xuất hiện trong cùng 1 phần, 1 bộ phận của cơ thể giống như ung thư nguyên phát
- Tái phát khu vực: Khối ung thư tái phát xuất hiện ở gần nơi ung thư nguyên phát
- Tái phát xa: Khối ung thư nguyên phát tái phát ở 1 phần khác của cơ thể. Ung thư tái phát vẫn được đặt tên cho vị trí ung thư nguyên phát ban đầu. Ví dụ ung thư vú tái phát ở gan vẫn được gọi là ung thư vú di căn chứ không gọi là ung thư gan.
• Nguyên nhân ung thư tái phát
- Phẫu thuật không cắt sạch toàn bộ khối ung thư
Chỉ cần một lượng nhỏ tế bào ung thư còn sót lại do phẫu thuật không cắt sạch cũng có thể âm thầm phát triển và đợi cơ hội để bùng phát
- Sử dụng các biện pháp hóa trị, xạ trị không triệt để
Do tác dụng phụ của hóa xạ trị khiến bệnh nhân bỏ dở liệu trình điều trị, 1 số bệnh nhân sức khỏe yếu không thể tiếp tục hóa xạ trị hoặc các nguyên nhân khác khiến việc hóa xạ trị không triệt để.
- Các yếu tố nguy cơ, tác nhân gây bệnh bên ngoài ảnh hưởng
Một số yếu tố như phụ nữ mang thai sau khi điều trị ung thư mà sức khỏe chưa hồi phục, tiếp xúc với các hóa chất độc hại, tiếp xúc với bức xạ điện từ… có thể khiến những tế bào ung thư còn sót lại phát triển thành ung thư.
2. Làm thế nào để phòng ngừa ung thư tái phát
Để tránh được sự tái phát của ung thư thì bệnh nhân cần thực hiện nhiều biện pháp khác nhau:
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
Tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị bệnh ung thư. Mỗi bệnh nhân cần thư giãn, nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tâm lý được thoải mái. Cần có sự lạc quan, tin tưởng vào bác sĩ và phương pháp điều trị, luôn vui vẻ và đón nhận bệnh tật một cách lạc quan.
Đồng thời cần quan tâm bản thân, theo dõi và nhận biết các dấu hiệu bất thường, phát hiện sớm các dấu hiệu của ung thư tái phát để điều trị kịp thời.
- Rèn luyện sức khỏe
Tùy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà lựa chọn các môn thể dục thể thao phù hợp như chạy, đi bộ, bơi, tập yoga, tập dưỡng sinh… Việc luyện tập đều đặn sẽ giúp cơ thể dẻo dai, có sức khỏe để phòng chống bệnh tật hiệu quả.
- Xây dựng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh
Cần tăng cường ăn rau xanh hoa quả tươi, lựa chọn đồ an toàn và vệ sinh. Tránh xa rượu bia, các đồ kích thích, hạn chế các đồ chiên xào rán, không sử dụng thực phẩm đóng hộp và đồ ăn nhanh.
Bệnh nhân nên tăng cường ăn các loại ngũ cốc, các loại hạt dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
- Sử dụng các thảo dược để ngăn ngừa ung thư
Theo đông y có rất nhiều vị thuốc quý có tác dụng tốt đối với việc ngăn ngừa ung thư, có thể sử dụng như xạ đen, tam thất, sâm ngọc linh, nấm lim xanh, hải tảo, côn bố, nấm linh chi, bán chi liên, trinh nữ hoàng cung, quả nhàu, that diệp nhất chi hoa, lan gấm….