Điều trị sốt xuất huyết tại nhà có được không?

Sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể phát triển thành dịch lớn trong cộng đồng gây nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên nhiều người vẫn chủ quan coi thường sốt và tự ý điều trị tại nhà. Vậy điều trị sốt xuất huyết tại nhà có nguy hiểm không?

ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT TẠI NHÀ CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

Sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể phát triển thành dịch lớn trong cộng đồng gây nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên nhiều người vẫn chủ quan coi thường sốt và tự ý điều trị tại nhà. Vậy điều trị sốt xuất huyết tại nhà có nguy hiểm không?

1. Tổng quan về bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết Dengue do virus Dengue gây ra, vật trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Khi muỗi đốt người bị sốt xuất huyết rồi đốt sang người khác thì có thể làm virus truyền từ người bệnh sang người lành.

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm và cũng trải qua các giai đoạn sau:

- Giai đoạn ủ bệnh: Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể sẽ ủ bệnh trong khoảng 1-2 tuần. Giai đoạn này không có triệu chứng gì đặc biệt

- Giai đoạn khởi phát: Trong vài ngày đầu bệnh nhân sẽ xuất hiện sốt cao đột ngột 38-40 độ C. Có các triệu chứng viêm long hô hấp trên như sốt nhẹ, sổ mũi, mệt mỏi… Chán ăn, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đau mỏi khắp người, nhức mỏi tay chân

- Giai đoạn toàn phát: Sốt có thể giảm hoặc vẫn sốt cao, bắt đầu có các biểu hiện xuất huyết từ nhẹ tới nặng. Có người xuất huyết dưới da kèm với ngứa da, có khi chảy máu mũi, chảy máu chân răng, ra máu âm đạo bất thường, rong kinh… Nếu nặng hơn có thể xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết trong ổ bụng…

Một số ít trường hợp nặng bệnh nhân có thể kích thích vật vã, hoặc li bì mê mệt. Có khi buồn nôn, đau bụng nhiều…

- Giai đoạn hồi phục

Sau khi bệnh nhân hết sốt, các triệu chứng cũng giảm dần đi, người đỡ mệt mỏi, giảm đau nhức xương khớp. Cảm giác thèm ăn, tiểu tiện nhiều hơn…

2. Điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà, cũng có thể phải tới viện điều trị nếu không sẽ gặp nguy hiểm. 

- Theo các chuyên gia y tế cảnh báo, khi có các dấu hiệu sau cần phải đưa bệnh nhân đi nhập viện:

Phụ nữ mang thai mắc sốt xuất huyết, hoặc những người đang mắc bệnh mạn tính đái tháo đường, bệnh tim mạch…

Sốt cao liên tục không hạ dù dùng thuốc hạ sốt

Bệnh nhân kích thích vật vã, mê sảng hoặc li bì, mê mệt

Thiểu niệu: đi tiểu ít cả về số lần và số lượng

Xuất huyết: đi ngoài phân đen, ra máu âm đạo nhiều, xuất huyết dưới da nhiều…

Đau hạ sườn phải, đau bụng nhiều, bụng chướng lên

Các biểu hiện bất thường khác

- Khi điều trị tại nhà cần chú ý một số điều sau:

Cần hạ sốt đúng cách

Khi bị sốt > 38.5 độ có thể dùng thuốc hạ sốt, thường dùng paracetamol 10-15mg/kg/ngày, cách 6h mới uống 1 lần. Ngoài ra cần kết hợp với chườm ấm để hạ thân nhiệt

Uống nhiều nước

Khi sốt cao sẽ gây mất nước, vì vậy cần bổ sung nước càng nhiều càng tốt theo đường uống. Tốt nhất là dùng oresol, ngoài ra có thể uống nước dừa tươi, nước ép hoa quả, nước rau luộc để bổ sung nước cho cơ thể.

Không nên lạm dụng truyền dịch, vì nếu truyền dịch quá nhiều vào cơ thể có thể gây quá tải dịch truyền, phù phổi cấp… nguy hiểm sức khỏe và tính mạng.

Ăn uống đủ dinh dưỡng

Bệnh nhân sốt xuất huyết rất cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Cần nấu các món dễ tiêu như cháo, súp, canh hầm ấm nóng để bệnh nhân có thể bổ sung dinh dưỡng và cải thiện tiêu hóa.

Nghỉ ngơi hợp lý

Bệnh nhân sốt xuất huyết nên được ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc hay lao động nặng, rất dễ khiến xuất huyết nặng thêm.

Nhập viện khi có dấu hiệu nguy hiểm

Bệnh nhân sốt xuất huyết cần được theo dõi và đưa đi nhập viện khi có dấu hiệu nguy hiểm.

Nói chung sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà, nhưng cần theo dõi sát để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG 

số 5-7 Khu tập thể Thủy sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline: 0943986986 – 0937638282

Bác sĩ Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)


Điện thoại liên hệ:0943.986.986