TRIỆU CHỨNG BỆNH XƠ GAN THEO TỪNG GIAI ĐOẠN
Xơ gan do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như do rượu bia, do nhiễm khuẩn, nhiễm virus, do loạn dưỡng, rối loạn chuyển hóa, viêm gan tự miễn... Bệnh thường tiến triển ngày càng nặng, các triệu chứng cũng theo đó mà ngày càng nhiều. Cùng tìm hiểu các triệu chứng bệnh xơ gan theo từng giai đoạn.
1. Giai đoạn còn bù
Có rất ít dấu chứng cơ năng và thực thể, phát hiện nhờ khám điều tra sức khỏe, theo dõi những người có nguy cơ cao. Có nhiều bệnh nhân không có triệu chứng gì đặc biệt.
- Triệu chứng cơ năng: Ăn kém ngon, khó tiêu, nặng tức vùng thượng vị và hạ sườn phải, giảm ham muốn tình dục, rối loạn kinh nguyệt.
- Triệu chứng thực thể: Gan lớn bờ sắc mặt nhẵn chắc không đau, lách lớn, không có cổ trướng, có giãn mạch ở gò má, nốt giãn mạch hình sao, hồng ban lòng bàn tay (dấu hiệu lòng bàn tay son). Chẩn đoán xác định bằng sinh thiết gan.
2. Giai đoạn mất bù
Đây là giai đoạn có nhiều biến chứng, gan không thể đảm nhiệm được các chức năng vốn có. Bệnh xơ gan có biểu hiện qua 2 hội chứng:
• Hội chứng suy gan
Là hiện tượng suy các chức năng của tế bào gan như chức năng chuyển hóa (đạm, đường, mỡ), chức năng tạo mật, chức năng tổng hợp các yếu tố đông máu, chức năng tạo kháng thể, chức năng vận chuyển nội tiết tố. Chính vì vậy thường có các biểu hiện sau:
- Rối loạn tiêu hóa: Với các biểu hiện chán ăn, ăn chậm tiêu, đầy bụng
- Giảm tiểu cầu và các yếu tố đông máu gây dễ xuất huyết: chảy máu chân răng, chảy máu cam, chảy máu dưới da…
- Biểu hiện ngoại biên: lông tóc dể rụng, móng tay khum mặt kính đồng hồ, ngón tay dùi trống gặp trong xơ gan mật. Xuất hiện nhiều nốt giãn mạch hình sao ở cổ, ngực và lưng, hồng ban lòng bàn tay, môi đỏ, lưỡi bóng đỏ, vú lớn.
- Mặt ngực và chi trên gầy, 2 chân phù mềm, da vàng nhẹ, thiếu máu, viêm thần kinh ngoại biên
- Giảm chức năng tình dục: teo tinh hoàn, liệt dương ở nam, giảm ham muốn, bất lực; rối loạn kinh nguyệt, suy buồng trứng, thậm chí vô sinh
• Hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa
- Cơ năng: Khởi đầu là dấu trướng hơi hoăc đi cầu phân sệt hoăc đi cầu ra máu, nôn máu.
- Thực thể:
+ Tuần hoàn bàng hệ kiểu cửa chủ ở vùng thượng vị và 2 bên mạn sườn, vùng hạ vị và 2 bên hố chậu, hoặc quanh rốn (hình đầu sứa) hoặc có khi là những nối tắt giữa hệ cửa và chủ bên trong. Trong trường hợp báng lớn chèn ép tĩnh mạch chủ dưới sẽ có thêm tuần hoàn bàng hệ kiểu chủ chủ phối hợp.
+ Lách lớn: lúc đầu mềm, về sau xơ hóa trở nên chắc hoặc cứng, phát hiện bằng dấu chạm đá.
+ Cổ trướng: thể tự do. Nguyên nhân chính là do tăng áp tĩnh mạch cửa, ngoài ra còn do các yếu tố khác như giãm áp lực keo, giãm sức bền thành mạch, yếu tố giữ muối và nước. Nhìn bụng to bè, rốn lồi, mất nếp nhăn, gõ đục vùng thấp. Dịch tái tạo lại rất nhanh sau chọc hút.
+ Trĩ: thường là trĩ nội do tăng áp lực tĩnh mạch mạc treo tràng dưới, biểu hiện bằng đi cầu ra máu tươi.
Ngoài ra tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có thể kèm các triệu chứng khác.
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường, ngõ 1 phố Lê Văn Thiêm, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Thời gian làm việc: 8h - 17h30 từ thứ Ba đến Chủ Nhật, nghỉ thứ Hai.
Hotline: 0943.986.986 hoặc 0943.406.995