DẤU HIỆU NHẬN BIẾT GIÃN PHẾ QUẢN
Giãn phế quản là một bệnh đường hô hấp khiến không ít người khổ sở, bởi căn bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Căn bệnh này đặc trưng bởi sự tăng khẩu kính phế quản liên tục và vĩnh viễn không hồi phục của 1 hoặc nhiều phế quản có đường kính trên 2mm. Chính vì vậy việc phát hiện sớm có ý nghĩa lớn với việc điều trị. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết bệnh giãn phế quản.
1. Các dấu hiệu lâm sàng nhận biết giãn phế quản
Giãn phế quản gây ra bởi sự phá hủy tổ chức của thành phế quản, căn bệnh này gây ra rất nhiều biểu hiện khác nhau:
• Triệu chứng cơ năng
- Ho và khạc đờm kéo dài
Đây là triệu chứng luôn luôn có ở mọi bệnh nhân giãn phế quản. Bệnh nhân thường ho liên tục và khạc ra rất nhiều đờm. Lượng đờm thay đổi tùy tình trạng bệnh, có thể ít <10ml/ngày, có thể nhiều tới >150ml/ngày. Thường bội nhiễm sẽ khạc đờm tăng lên.
Đờm có thể màu trắng đục, cũng có thể là đờm mủ màu xanh, màu vàng, đờm lẫn máu. Để lắng đờm sẽ thấy có 3 lớp: lớp trên là bọt, lớp giữa là nhày mủ, lớp dưới là mủ đục
- Ho ra máu
Có một số bệnh nhân không khạc đờm mà chỉ ho ra máu. Ho ra máu tái phát nhiều lần và kéo dài nhiều năm. Mức độ ho máu cũng có thể từ ít tới nhiều, ho máu nhẹ <50ml, ho máu trung bình 50-200ml, ho máu nặng >200ml/ngày; ho máu rất nặng >500ml/ngày và có thể gây suy hô hấp cấp
- Khó thở
Đây thường là biểu hiện ở giai đoạn sau khi tổn thương lan tỏa 2 phổi. Bệnh nhân thấy khó thở, có thể có tím.
- Sốt, đau ngực
Là triệu chứng thường gặp khi bị bội nhiễm, khi đờm có màu xanh – vàng thường là nhiễm khuẩn hô hấp kèm theo
• Triệu chứng thực thể
- Thăm khám thấy 1 số biểu hiện như móng tay khum, giai đoạn sau có biểu hiện của tâm phế mạn như phù chân, gan to, tĩnh mạch cổ nổi
- Khám phổi: thấy ran nổ, ran ẩm. Trong đợt cấp có thể nghe thấy ran rít, ran ngày, có thể thấy hội chứng đông đặc co rút khi xẹp phổi.
2. Làm thế nào khi có biểu hiện giãn phế quản
Khi có các dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ bệnh giãn phế quản, bệnh nhân cần đi tới các cơ sở để làm thêm các cận lâm sàng giúp chản đoán bệnh chính xác:
- Chụp Xquang phổi
Có một số dấu hiệu gợi ý giãn phế quản như thành phế quản tạo thành các đường song song, thể tích thùy phổi có giãn phế quản co lại, các đường mờ mạch máu phổi xít lại với nhau nếu có xẹp phổi. Các ổ sáng nhỏ hình giống tổ ong, có thể có ổ sáng với mực nước ngang kích thước thường không quá 2cm
Một số có hình ảnh viêm phổi tái diễn nhiều lần, các đám mờ hình ống biểu hiện phế quản lấp đầy chất mủ
- Chụp CLVT
Đây là tiêu chuẩn vàng giúp chẩn đoán bệnh. Có các biểu hiện trên phim chụp:
Đường kính trong của phế quản lớn hơn động mạch đi kèm.
Các phế quản không nhỏ dần được quy định lả khi 1 phế quản trên một đoạn dài 2cm có đường
kính tương tự phế quản đã phân chia ra phế quản đó.
Thấy phế quản ở cách màng phổi thành ngực dưới 1cm.
Thấy phế quản đi sát vào màng phổi trung thất
Như vậy để chẩn đoán bệnh cần phối hợp lâm sàng và cận lâm sàng, ngoài ra cần phân biệt với một số bệnh như áp xe phổi, lao phổi, kén khí ở phổi bội nhiễm.
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG số 5-7 Khu tập thể Thủy sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 – 0937638282
Bác sĩ Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)