SẢY THAI LIÊN TIẾP DO ĐÂU MÀ CÓ?
Bất cứ cặp vợ chồng nào cũng muốn được làm thiên chức bố mẹ, tuy nhiên có nhiều gia đình mong mãi mà chưa được hưởng hạnh phúc đó. Nhiều phụ nữ có thể mang thai nhưng không giữ được, thai thoái lưu, sẩy thai theo một cách tự nhiên không giữ lại được. Khi gặp tình trạng này người phụ nữ thường phải chịu đau đớn cả về thể xác và tinh thần. Vậy nguyên nhân sảy thai liên tiếp do đâu mà có?
1. Sảy thai liên tiếp là gì?
Sảy thai là hiện tượng thai thoát lui, thai ra ngoài bụng người mẹ một cách tự nhiên, không giữ được thai. Sảy thai liên tiếp là tình trạng sảy thai 3 lần liên tiếp khi thai nhỏ hơn 20 tuần, hoặc cân nặng của thai chưa được 1/2 kg. Sảy thai liên tiếp chiếm tỉ lệ 0,5-1% phụ nữ mang thai, được chia làm 2 nhóm:
- Sảy thai liên tiếp nguyên phát: chưa lần nào sinh em bé sống trước đó
- Sảy thai liên tiếp thứ phát: Đã từng sinh tối thiểu thành công 1 bé
Có nhiều trường hợp sảy thai quá sớm <4 tuần và phụ nữ không nhận ra mình có thai. Nguyên nhân gây ra tình trạng sảy thai liên tiếp có rất nhiều.
2. Nguyên nhân sảy thai liên tiếp
• Di truyền
Nguyên nhân đầu tiên phải nghĩ đến khi bị sảy thai liên tiếp. Thường sảy thai xảy ra sớm, ngay từ tuần thứ 2 – 4 tính từ ngày thụ thai.
Theo thống kê các bất thường nhiễm sắc thể liên quan đến tình trạng hư thai ở tam cá nguyệt đầu <12 tuần. Trong đó 70% do thai bị rối loạn nhiễm sắc thể, dị tật nặng như hở đốt sống thần kinh, nhiễm trùng.
• Bất thường giải phẫu tử cung
Các bất thường về giải phẫu tử cung cũng gây ra tình trạng này, có thể phát hiện bằng siêu âm và chụp tử cung vòi trứng.
- Tử cung (TC) dị dạng: có vách ngăn, TC hai sừng, TC chột, TC đôi làm gia tăng nguy cơ sảy thai.
- Dính buồng tử cung, Polyp buồng TC, Nội soi buồng TC cắt polyp
- Nhân xơ (u xơ) dưới niêm mạc tử cung
- Hở eo cổ tử cung thường gặp trường hợp sảy thai tam cá nguyệt thứ hai: Hiện tại chưa có xét nghiệm nào thỏa đáng để đánh giá tình trạng hở eo tử cung trong giai đoạn không có thai. Chẩn đoán dựa trên tiền sử sảy thai muộn, khởi đầu bằng tình trạng vỡ ối tự nhiên hay sự mở cổ tử cung không gây đau…
>> Xem thêm: Các bệnh sản phụ khoa
3. Những rối loạn nội tiết hệ thống của mẹ
Chiếm 8-12% các trường hợp sẩy thai liên tiếp.
- Thiếu hụt pha hoàng thể: do thể vàng yếu, không đủ progesterone nuôi dưỡng thai. Với trường hợp này cần sử dụng progesterone đường uống, đặt âm đạo hoặc tiêm.
- Suy giáp: Suy giáp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như sau phẫu thuật, sau điều trị cường giáp, do viêm giáp mạn tính, suy giáp bẩm sinh… Suy giáp gây thiếu hụt hormon, tình trạng này nặng thêm trong lúc mang thai, đặc biệt 3 tháng đầu. Nếu suy giáp không được điều trị có thể làm tăng kết cục xấu thai kỳ: sẩy thai, sanh non, nhẹ cân, cao huyết áp thai kỳ, thai chậm phát triển.
- Rối loạn dung nạp đường, tiểu đường thai kỳ: Rối loạn dung nạp đường được xem như một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sẩy thai liên tiếp và dị tật thai. Do vậy cần được tầm soát và điều trị tốt trước và trong khi mang thai. Những phụ nữ tiểu đường có HbA1c cao trong ba tháng đầu thai kỳ có nguy cơ sảy thai và thai dị dạng. Tuy nhiên, nếu đái tháo đường được kiểm soát tốt sẽ có tiên lượng tốt hơn.
- Tăng prolactin: Prolactin cao gây khó thụ thai và làm tăng nguy cơ sẩy thai.
- Các nhiễm trùng cơ quan sinh dục đặc biệt do chlamydia, toxophlasma, mycoplasma, herpes… là các tác nhân nhiễm trùng có thể gây ra tình trạng sảy thai.
• Yếu tố môi trường
- Do nghiện rượu, thuốc lá, cà phê là những nguy cơ sảy thai, nên cần bỏ rượu, thuốc lá, cà phê nhiều tháng trước khi có thai.
- Hóa trị liệu, tia xạ, khí gây mê, các loại thuốc trừ sâu, thuốc cỏ, hóa chất bảo vệ môi trường, thuốc diệt muỗi… và nhiều loại thuốc cũng ảnh hưởng đến quá trình mang thai.
- Ngoài ra ngủ kém, hay suy nghĩ, quá đau buồn hay lo lắng vì những lần sảy thai trước cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai.
• Hội chứng Antiphospholipid
Hội chứng Antiphospholipid hay còn gọi là hội chứng kháng phospholipids (APS) là tình trạng bệnh lý liên quan tắc mạch, sẩy thai liên tiếp và đi kèm giảm tiểu cầu, tăng kháng thể kháng phospholipids. Đây là một loại bệnh tự miễn, cơ chế bệnh sinh chưa rõ. Và cũng là nguyên nhân gây tình trạng đẻ non, thai kém phát triển trong bụng mẹ, tiền sản giật, tắc mạch, thất bại nhiều lần với kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Khi phát hiện được tình trạng này thai phụ sẽ được chủ động sử dụng các thuốc chống đông và được theo dõi sát suốt thai kỳ.
• Yếu tố miễn dịch
Vai trò của yếu tố tự miễn trong sẩy thai liên tiếp vẫn còn nhiều mâu thuẫn. Và hiện nay chưa có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.
Thường bệnh nhân sẽ được chỉ định xét nghiệm tế bào NK, nếu tế bào này quá cao sẽ hay gây sảy thai.
• Thiếu hụt yếu tố đông máu di truyền
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy có mối liên hệ giữa rối loạn đông máu do di truyền và sẩy thai giai đoạn muộn (và thai lưu), có thể là do huyết khối mạch máu tử cung - nhau thai.
• Không thấy rõ nguyên nhân
Nếu tất cả những thăm dò trên bình thường, có thể nghĩ đến một trường hợp sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân.
- Khoảng 75% trường hợp sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân sẽ có thai mà không cần phải can thiệp điều trị.
- Tuổi mẹ càng cao nguy cơ sảy thai liên tiếp càng tăng. Khả năng có thai bình thường trong những lần có thai sau là 50-60% tùy thuộc vào tuổi mẹ và số lần sanh.
- Nhưng những trường hợp này lại có tiên lượng 75% thai kỳ tốt ở lần có thai sau nếu chăm sóc thai kỳ sớm. Tuy nhiên, cần phải biết tiên lượng sẽ giảm nhiều theo độ tăng của tuổi người mẹ và số lần sảy thai trước đó.
Bác sĩ: Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường, số nhà 7, khu tập thể thủy sản, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Thời gian làm việc: 8h - 17h30 từ thứ Ba đến Chủ Nhật, nghỉ thứ Hai.
Hotline: 0943986986 hoặc 0943406995